Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trả lương qua tài khoản: Tạo thành một thói quen với nhiều tiện ích mới

Một hoạt động từng có lúc được coi là “lạ lẫm”, “rách việc”, nay đã trở thành thói quen trong các tầng lớp dân cư tại tất cả 63 tỉnh thành phố, đặc biệt đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch thanh toán.

Rút tiền qua hệ thống ATM

Việc trả lương qua tài khoản bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/2008, theo Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

 Sau 2 năm thực hiện Chỉ thị này, có thể thấy chúng ta đã đạt được nhiều kết quả ngoài mong đợi, bên cạnh việc tạo thuận lợi cho người nhận lương, còn tạo cú hích mạnh đối với hệ thống tín dụng, ngân hàng…

Phát triển mạnh cả về số lượng thẻ lẫn tiện ích thanh toán

Quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 20 được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 bắt đầu từ 1/1 - 31/12/2008 và giai đoạn 2 được thực hiện trong năm 2009.

Được Thủ tướng Chính phủ giao là đơn vị đầu mối triển khai thực hiện Chỉ thị 20, từ kết quả khả quan triển khai thực hiện giai đoạn 1, ngay từ đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tập trung chỉ đạo ngành Ngân hàng triển khai giai đoạn 2 theo hướng nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản trên cơ sở  gia tăng các tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt đi kèm tài khoản trả lương với phương châm tích cực nhưng chặt chẽ và thận trọng và chỉ mở rộng áp dụng ở những nơi mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có khả năng đáp ứng dịch vụ trả lương qua tài khoản theo đúng tinh thần Chỉ thị 20 đã đặt ra.

Triển khai chỉ đạo của NHNN, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã cố gắng đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng trên toàn quốc.

Tính đến tháng 12/2009, so với 31/12/2008, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã lắp đặt 9.500 máy ATM – tăng 23,65%; 33.500 POS (máy chấp nhận thanh toán thẻ) – tăng 34,72%. Trong cùng kỳ, với nỗ lực đầu tư phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, số lượng thẻ được phát hành đã gia tăng 46,74% lên 21 triệu thẻ với 180 thương hiệu thẻ của 44 tổ chức đăng ký phát hành thẻ trên cả nước.

Trên nền tảng cơ sở hạ tầng không ngừng được củng cố và mở rộng như vậy, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, một mặt tiếp tục nâng cao chất lượng các tiện ích đã triển khai trước đây như rút tiền, chuyển khoản, truy vấn thông tin, cho vay thấu chi tài khoản, thanh toán hóa đơn v.v..., mặt khác không ngừng đầu tư ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại để cung cấp thêm nhiều tiện ích thanh toán mới như ví điện tử, dịch vụ SMS banking, Internet banking, Home banking, Mobile banking...

Chẳng hạn, tiện ích thanh toán hóa đơn đã được các ngân hàng phát triển mạnh phục vụ cho việc thu phí thanh toán hầu hết các dịch vụ cần thiết trong đời sống sinh hoạt của người dân như điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp, phí bảo hiểm, học phí, thuế... Phương thức thanh toán hóa đơn dịch vụ được hiện đại hóa qua nhiều kênh khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng như giao dịch trực tiếp qua ATM, tự động trích tiền thanh toán định kỳ, thanh toán qua Internet/SMS/Mobile banking, thanh toán tại quầy ngân hàng trên cơ sở kết nối online dữ liệu...

Tiện ích thanh toán hóa đơn qua ngân hàng đã đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân các đơn vị cung ứng dịch vụ sinh hoạt nói trên như giảm chi phí quản lý tiền mặt, an toàn và thuận tiện hơn trong công tác hành chính: tránh các sai sót, thất thoát, trộm cắp... cắt giảm chi phí vận chuyển, đếm tiền và bảo quản v.v...

Người dân và ngân hàng đều hưởng lợi

Đánh giá sơ bộ của NHNN về kết quả 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 20 cho thấy, đã tạo thói quen trong các tầng lớp dân cư tại tất cả 63 tỉnh thành phố, đặc biệt là các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch thanh toán.

Đồng thời đã tạo cú hích quan trọng thúc đẩy các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đầu tư cơ sở hạ tầng và thị trường thẻ Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và tiện ích thanh toán đi kèm thẻ, qua đó người dân đã từng bước tiếp cận với công nghệ thanh toán hiện đại và làm quen với một số tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt của thẻ.

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 thành phố trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn triển khai thực hiện Chỉ thị 20 ngay từ khi bắt đầu giai đoạn 1 đã thu được những kết quả khả quan sau 2 năm triển khai thực hiện.

Theo số liệu thống kê tính đến tháng 12/2009 so với 31/12/2008, số đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã trả lương qua ngân hàng tại Hà Nội (không kể các cơ quan trung ương trên địa bàn) là 2.097 đơn vị - tăng 8,9%, số tài khoản cá nhân trả lương theo Chỉ thị 20 đạt 157.500 tài khoản - tăng 6,2%.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, số đơn vị trả lương qua tài khoản là 2.715 đơn vị - tăng 1,5% và chiếm 91,1% tổng số đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trên địa bàn. Trong tổng số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh có 157.789 người nhận lương qua tài khoản, chiếm 95,3% và tăng 7,7% so với 31/12/2008.

(Theo TS. Dương Hồng Phương - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động trả giấy phép
  • Chất lượng lao động Việt Nam nhìn từ PCI
  • Tuyển dụng lao động: Chứa đựng nhiều nghịch lý
  • Việc làm cho người khuyết tật: Cần nhiều phương án
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Lúng túng bảo hiểm thất nghiệp tại Tp.HCM
  • Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc giảm 60%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu