Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội kiếm thêm nhờ đổi giờ làm

 Tìm sinh viên để đưa đón, chăm sóc con cái đang trở thành nhu cầu lớn của nhiều bậc phụ huynh là công chức. Và đây là cơ hội kiếm thêm cho nhiều người, nhất là học sinh, sinh viên khi thay đổi giờ học, giờ làm.

Nhu cầu mới

Trước khi thực hiện việc đổi giờ học, giờ làm một tuần, chị Nguyễn Thị Giang ở (Đại học Y Hà Nội, ở khu B5 Mỹ Đình) đã tìm người đưa đón cậu con trai đang học cấp 1 tại trường Tiểu học Lômônôxốp.

Chị cho biết, theo lịch đổi giờ, mình sẽ phải ở trường tới 7h tối. Tuy nhiên, con trai lại đang học cấp 1, tan học lúc 5h chiều. Chồng mình lại làm bộ đội, đóng quân ở xa nên chẳng biết đón con kiểu gì, đưa cháu đi học như thế nào.

Sống cùng tầng với chị, có hai cô bạn sinh viên học tại Cao đẳng Cơ điện chỉ đi học nửa ngày, nửa ngày còn lại thời gian khá rảnh nên đề nghị giúp chị đưa đón con. Mỗi tháng trả 500.000 đồng. "Buổi sáng, 6h30 mình ra khỏi nhà để đến trường, cu Nam sẽ đưa sang nhà chị Vân sinh viên để khoảng 7h30 chị đưa em đến trường. Buổi chiều, Vân sẽ đón Nam, đưa về nhà, cho bé ăn tạm bánh ngọt để chờ mẹ về nấu cơm ăn", chị chia sẻ.

Theo như Vân, đã có 3 - 4 phụ huynh nhờ Vân và bạn đón con giúp. "Chị Hạnh bận làm ở siêu thị, có hai cháu bé đang học lớp 1 và lớp 4 nên đang nhờ mình đón luôn. Hôm vừa rồi, ở tầng dưới cũng có một chị đang làm giáo viên cấp ba nhờ mình trông con lúc chiều tối. Là sinh viên, thời gian rảnh rỗi khá nhiều. Công việc vừa nhàn, vừa kiếm thêm thu nhập giúp đỡ bố mẹ", Vân hào hứng nói.

Trong khi đó, cô Nguyễn Thu Nhàn (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngõ 98 Xuân Thủy, Cầu Giấy) cũng vừa tìm một bạn sinh viên giúp đưa đón con gái đi học.

Cô nói: Nhà mình chồng làm về khuya, ít khi ăn tối ở nhà. Đợt này mình bắt đầu phải đi dạy muộn, lại học thêm văn bằng 2 vào buổi tối nên phải nhờ người đón con. Mình tìm bạn sinh viên nào chăm chỉ, hiền lành để đưa đón con gái đi học. Sau khi tan học ở trường lúc 5h chiều, cháu lại đi học thêm ở phố Thái Thịnh. Bạn sinh viên sẽ đến nhà mình, lấy xe máy đưa cháu đi học và chờ đón cháu về. Về nhà, mình nhờ bạn ấy nấu cơm giúp hai mẹ con luôn. Như thế, vừa giúp kiếm tiền cho bạn ấy, vừa giúp đỡ mẹ con mình.

Còn ông Bùi Ngọc Minh (Kim Giang, Thanh Xuân) lại thuê một bạn sinh viên làm xe ôm đưa đón con trai học cấp 3 về nhà. Ông Minh cho hay, tôi phải trông cửa hàng bán sữa. Nếu như trước đây, cậu lớn đi học về thì đón em luôn nhưng giờ tan học muộn quá, tôi chỉ có thể đi đón con gái. Con trai thì đành thuê sinh viên đi đón hộ. Mấy em sinh viên vừa nhanh nhẹn, vừa dễ tin tưởng. 7h tối mới tan học, để cháu đạp xe từ bên Xuân Thủy về nhà tôi không an tâm.

Giải pháp tạm thời

Theo Vân, sau khi được mọi người thuê đưa đón học sinh, đã có nhiều bạn của Vân thích thú với công việc mới này. "Một số bạn em đang học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thương Mại cũng đang nhờ em tìm mối làm thêm. Công việc này nhàn hạ mà cũng kiếm được khoản khá lớn trong lúc rảnh rỗi. Có bạn còn đồng ý đưa đón xa vì có phương tiện đi lại", Vân cho biết.

Tuy nhiên, chị Giang cho rằng, việc thuê các bạn sinh viên đưa đón, trông con trong lúc chị đi làm chỉ là tình thế tạm thời. "Mỗi tháng chi phí cũng tăng lên khá lớn nhưng mình lại không an tâm. Con mình phải dậy sớm quá, về nhà mấy tiếng đồng hồ mẹ mới về, nấu cơm cho ăn nên bữa cơm sẽ không ngon nữa".

"Các bạn sinh viên mỗi kỳ có lịch học khác nhau. Nếu phải thay đổi giờ học hoặc lịch học, gia đình mình lại phải thuê người khác, sẽ rất bất tiện. Mình đang tính nhờ ông bà lên giúp. Khi nào cháu vào cấp 2, lớn hẳn, tự lo được thì sẽ đỡ hơn", chị Giang lo lắng.

Còn theo cô Nhàn,  việc thuê được bạn sinh viên làm việc cho mình không hề dễ. "Chọn được bạn sinh viên hiền lành, chăm chỉ, biết việc, lại trung thực, làm cho mình lâu dài không hề đơn giản. Các em sinh viên giờ có nhiều việc làm thêm, "giúp việc bán thời gian" như thế này sợ nhiều bạn chê, làm ít ngày đã bỏ", cô Nhàn nói.
 
(Theo VNN)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Ai quản lao động nước ngoài tại Việt Nam?
  • Thưởng Tết: Nơi 99, nơi 2 triệu đồng
  • Trước ngày thi tiếng Hàn tại Nghệ An: 13.000 lao động phải ra Hà Nội thi để tránh 'cò'
  • Loay hoay xuất khẩu lao động
  • Đào tạo nhân lực : Khó cả đôi bên
  • Tuyển dụng lao động tại Tây Ninh: Thừa vẫn khó !
  • Thất nghiệp ảo, bảo hiểm thật
  • Làm gì để hạn chế lao động Việt sống bất hợp pháp tại Hàn?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu