Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công đoàn cần mô hình mới?

Dự thảo luật Lao động sửa đổi, bổ sung cho phép người lao động được tự cử người đại diện cho mình ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn. Ông Đặng Như Lợi, phó chủ nhiệm uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định quy định này thực sự mang tính đột phá.

Đổi mới này để giải quyết tình trạng “trắng công đoàn” tại hầu hết các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như hiện nay, người lao động không được bảo vệ, thưa ông?

Tôi nghĩ việc mở ra thế này là cần thiết, nhưng việc quy định các trình tự thủ tục như thế nào cho hợp lý cũng rất quan trọng. Đúng là tổ chức công đoàn của ta hiện nay không “cứng”. Với các nước, hầu hết người lao động đều do tổ chức công đoàn chi phối cho dù có hay không là đoàn viên công đoàn. Nhiều tổ chức công đoàn của các nước chỉ cần mấy phần trăm lao động là đoàn viên công đoàn là đủ nhưng họ có thể tạo ra sức ép để chủ sử dụng lao động phải ngồi vào bàn đàm phán.

Từ “cứng” có nghĩa là tổ chức công đoàn hiện nay chưa là chỗ dựa của người lao động?

Theo tôi hiện nay tổ chức công đoàn chưa thực sự đại diện cho người lao động. Tôi không nói trong doanh nghiệp nhà nước, bởi ở doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công đoàn với chính quyền vốn là một, công đoàn hay chính quyền, hay Đảng, thanh niên… chỉ là chuyện phân vai thôi. Ở những doanh nghiệp ngoài nhà nước có phải phân vai là được đâu. Khi đó, vai trò đại diện cho quyền lợi của người lao động của tổ chức công đoàn thể hiện đến đâu thì đó mới là câu trả lời tốt.

Nhưng tổ chức công đoàn lại luôn đưa ra nhưng lý lẽ để chứng minh cho việc khó phát triển tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước, ví dụ như sự thừa nhận của chủ sử dụng đối với tổ chức này?

15 triệu lao động chỉ có 6 triệu đoàn viên

Theo tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện còn còn 80% doanh nghiệp dân doanh và 60% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chưa có công đoàn cơ sở. Cả nước có khoảng 15 triệu lao động đang làm việc có quan hệ lao động nhưng chỉ có khoảng 6 triệu người là đoàn viên công đoàn.

Từ năm 1995 tới nay đã có gần 3.000 cuộc đình công, lãn công xảy ra, hầu hết là trái luật.

Tôi cho rằng việc người lao động tìm cách liên kết lại với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình không cần giới chủ thừa nhận. Giới chủ họ có thể tự liên kết lại với nhau và thực tế họ đâu cần người lao động phải thừa nhận những liên kết ấy. Người lao động đoàn kết với nhau, có một tổ chức đứng đầu chiếm số đông, còn ai là đoàn viên công đoàn không quá quan trọng. Công đoàn chỉ cần cho nghỉ một bộ phận, một dây chuyền thì các dây chuyền khác hoạt động thế nào? Chỉ cần như vậy là chủ sử dụng phải ngồi vào bàn thoả thuận. Những bộ phận khác cũng nhìn vào thoả thuận đó mà thực hiện. Công đoàn các nước là thế.

Theo ông làm cách nào để tăng sự liên kết ấy khi ở nước ta chưa có mô hình nào như vậy?

Làm sao tạo điều kiện để người lao động có thể có được sự liên kết ở nơi tập trung đông lao động, đưa ra các cán bộ công đoàn chuyên trách để đại diện cho người lao động. Tới đây trong đề án về quan hệ lao động chúng tôi dự kiến ở các khu công nghiệp sẽ thành lập hẳn một đại diện công đoàn chuyên trách. Đại diện đó sẽ thoả thuận với các chủ sử dụng lao động về lương, bảo hiểm, giờ làm việc, giờ làm thêm… Ông chủ phải thực hiện, nếu không thực hiện thì không có lao động. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng tổ chức công đoàn cho từng doanh nghiệp. Người chuyên trách sẽ làm chỗ dựa cho các đại diện công đoàn ở dưới, nếu chủ sử dụng đuổi việc cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp, công đoàn chuyên trách có thể kêu gọi đình công. Tiền 1% lương thu phí công đoàn của người lao động có thể dùng trả lương cho những cán bộ này.

( Theo Tây Giang // SGTT Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Lương ở hầu hết các ngành nghề đều tăng
  • Điều chỉnh lương tối thiểu: “Nhà nước lo cho doanh nghiệp quá nhiều”
  • Khởi động chuỗi sự kiện tuyển dụng cho sinh viên khối kinh tế
  • Nỗi lo thiếu nguồn lao động
  • Thị trường lao động có dấu hiệu hồi phục
  • Xuất ngoại làm việc, được vay tối đa 75 triệu đồng
  • Công nhân nữ nhập cư thành phố: Thiệt đủ điều
  • Mở rộng đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nghề
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu