Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đảm bảo việc làm có chất lượng cho người lao động

Ảnh minh họa. (Nguồn: Viết Ý/TTXVN)
Ngày 18/2, trong thông điệp nhân Ngày thế giới vì công bằng xã hội (20/2), Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Juan Somavia khẳng định đã đến lúc cộng đồng thế giới cần xây dựng một kỷ nguyên công bằng xã hội mới dựa trên nền tảng đảm bảo việc làm có chất lượng cho người lao động.

Ông Somavia nhấn mạnh việc làm trên toàn cầu hiện nay đang thiếu nghiêm trọng do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hơn 200 triệu người thất nghiệp; trong đó có 80 triệu thanh niên, là con số cao nhất từ trước đến nay. Số lao động có việc làm không ổn định và thu nhập bấp bênh cũng lên tới 1,5 tỷ người và đang tăng lên. Sự bất bình đẳng cũng gia tăng trên phạm vi toàn cầu.

Khủng hoảng kinh tế đã làm giảm mức tăng lương 50%, giảm sự linh hoạt xã hội thông qua việc làm và đẩy ngày càng nhiều người vào các việc làm bị trả lương thấp. Khoảng cách thu nhập ngày càng lớn ở nhiều nước. Thanh niên hầu như không tìm được các việc làm có chất lượng và nguy cơ cả một "thế hệ thanh niên bị mất" đã hiển hiện.

Tổng Giám đốc ILO cho rằng chất lượng việc làm cho người lao động xác định chất lượng của xã hội. Toàn cầu hóa công bằng cần một tầm nhìn xã hội và kinh tế mới với cách tiếp cận cân bằng về vai trò của nhà nước, thị trường và xã hội, nhận thức rõ ràng hơn về khả năng và những hạn chế của hành động cá nhân trong khuôn khổ này. Cơ hội bình đẳng, đoàn kết và quyền con người là những nhân tố thiết yếu để khơi dậy và phát huy hết tiềm năng sản xuất của con người và của một dân tộc.

Để xây dựng kỷ nguyên công bằng xã hội mới, trong thị trường việc làm thế giới cần thực hiện năm biện pháp và hành động; trong đó có thừa nhận lao động không phải là hàng hóa, chính sách phải dựa trên các giá trị nhân văn về đoàn kết, phẩm giá và tự do của công dân; cần coi mục tiêu tạo việc làm là thành phần trung tâm ưu tiên của chính sách kinh tế vĩ mô; cung cấp bảo vệ xã hội bền vững cho 8/10 người hiện đang không được hưởng bất kỳ an sinh xã hội nào trên thế giới hiện nay.

Mặt khác, thừa nhận các quyền cơ bản tại nơi làm việc và đối thoại xã hội vốn thuộc phạm trù tự do và phẩm giá của con người cũng là những công cụ tăng năng suất và phát triển cân bằng; thúc đẩy đầu tư và khuyến khích các nhà đầu tư vào các xí nghiệp nhỏ, các khu vực tạo được nhiều việc làm, các thị trường lao động phổ quát và phát triển kỹ năng lao động./.

(TTXVN/Vietnam+)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Giám sát việc tăng lương tối thiểu để tránh đình công
  • Người thu nhập thấp xoay trở ra sao?
  • Năm 2011: đưa 87.000 lao động đi nước ngoài
  • Đề xuất trả chi phí nhà ở vào tiền lương công chức
  • Chờ gì từ lương tối thiểu?
  • Tăng lương tối thiểu: Chưa hợp lý
  • Thị trường Nhật đang hấp dẫn tu nghiệp sinh Việt Nam
  • Thị trường lao động giáp Tết: Cầu không quá khắt khe
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu