Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giám sát việc tăng lương tối thiểu để tránh đình công

Lương tối thiểu không tăng là nguyên nhân chính khiến công nhân đình công sau tết. Ảnh: Thanh Thương

Sở Lao động Thương binh Xã hội và Liên đoàn Lao động TPHCM đã gửi công văn yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm túc việc tăng lương tối thiểu cho người lao động.

Theo ông Trương Lâm Danh, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM, trong 1 tuần sau tết đã xảy ra đến 3 cuộc đình công, tất cả đều liên quan đến việc các công ty chỉ áp dụng lương tối thiểu mới cho lao động mới vào làm việc nhưng không tăng lương cho lao động cũ.

Sáng 14-2, 3.000 công nhân Công ty TNHH Theodore Alexander (100% vốn của Anh, chuyên chế biến các sản phẩm gỗ xuất khẩu ở Khu chế xuất Linh Trung II, quận Thủ Đức, TPHCM) đã ngừng việc, phản đối chính sách tiền lương của công ty. Cụ thể, mức lương của công nhân đã làm được 1 năm khoảng 1,9 triệu đồng/tháng nhưng các công nhân mới, do áp dụng mức lương tối thiểu mới cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (1,55 triệu đồng/tháng) nên mức lương thực nhận đã bằng mức lương của công nhân cũ. Công nhân yêu cầu công ty phải tăng lương cho lao động cũ, tăng tiền cơm tăng ca, phụ cấp độc hại, phụ cấp nhà ở và đi lại....

Cũng trong sáng 14-2, hơn 600 công nhân Công ty Vĩ Thái sản xuất quạt máy tại Khu chế xuất Tân Thuận, TPHCM cũng ngừng việc, kiến nghị ban giám đốc xem xét chính sách tiền lương, cải thiện chất lượng bữa ăn giữa ca, điều chỉnh chênh lệch mức lương cơ bản giữa công nhân cũ và mới. Cùng ngày, Công nhân Công ty sữa Tân Việt Xuân (Vixumilk) tại huyện Củ Chi cũng ngừng việc vì các lý do như trên.

Sau khi làm việc với Liên đoàn lao động các quận, huyện, các công ty đã đồng ý yêu cầu mà công nhân đưa ra, nên sáng nay (17-2) công nhân đã quay lại làm việc.

Ông Danh cho rằng đình công xảy ra sớm sau tết là do việc các doanh nghiệp đã không tăng lương tối thiểu theo thang – bảng lương đã quy định trong Luật Lao động. Thêm vào đó, việc giá cả sinh hoạt tăng cao trong khi lương không tăng cũng khiến cho người lao động bức xúc.

Bên cạnh việc đã gặp các doanh nghiệp xảy ra tranh chấp lao động để chấn chỉnh, ông Danh cho biết Liên đoàn Lao động và Sở Lao động Thương binh Xã hội TPHCM cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định tăng lương tối thiểu và sẽ xử lý các doanh nghiệp vi phạm; đồng thời nhắc nhở doanh nghiệp thực hiện tốt các chế độ cho người lao động như tăng chất lượng bữa ăn giữa ca, tăng phụ cấp...

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Người thu nhập thấp xoay trở ra sao?
  • Năm 2011: đưa 87.000 lao động đi nước ngoài
  • Đề xuất trả chi phí nhà ở vào tiền lương công chức
  • Chờ gì từ lương tối thiểu?
  • Tăng lương tối thiểu: Chưa hợp lý
  • Thị trường Nhật đang hấp dẫn tu nghiệp sinh Việt Nam
  • Thị trường lao động giáp Tết: Cầu không quá khắt khe
  • Lao động Việt Nam được đánh giá cao tại Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu