Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đào tạo nhân lực ở Đồng Nai: Nhìn từ mô hình xã hội hóa

Hiện nay Đồng Nai vẫn đang thiếu một lực lượng lao động có tay nghề cao

 
Hiện nay Đồng Nai vẫn đang thiếu một lực lượng lao động có tay nghề cao

Tại những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, thu hút FDI mạnh mẽ như Đồng Nai, xã hội hóa (XHH) giáo dục đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư và là tâm điểm trong những nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ông Lê Minh Hoàng – GĐ Sở GDĐT Đồng Nai đã trao đổi với DĐDN về vấn đề này.

 
- Nhiều chuyên gia nhận định chính nguồn lao động có trình độ và sự đa dạng về cơ sở đào tạo nhân lực đã là những yếu tố giúp các nhà đầu tư an lòng. Đây là một thành công của mô hình XHH đào tạo trên địa bàn Đồng Nai, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Trên một địa bàn có nhiều DN tham gia đầu tư, phát triển và thu hút nhiều lao động như Đồng Nai thì XHH giáo dục là một nhu cầu bức thiết. Chính việc tạo ra một nguồn lực có trình độ sẽ thu hút các nhà đầu tư; một hệ thống giáo dục đa dạng, đáp ứng được nhu cầu đào tạo của DN, của người lao động và con em họ sẽ góp phần thu hút đầu tư, thu hút và ổn định lao động. Chính vì vậy, trong thời gian qua, nỗ lực của Đồng Nai chính là việc XHH giáo dục một cách toàn diện. Đó là việc thực hiện XHH mạnh mẽ ở các cấp phổ thông, đào tạo nghề, vận động trao học bổng, xây trường học để ngành giáo dục có thể phát triển xứng tầm với sự phát triển kinh tế của địa phương.

Một trong những điểm nổi bật là Đồng Nai đã tạo điều kiện cho các trường tư thục phát triển tương đối nhiều với số lượng nhất nhì Đông Nam Bộ (chỉ sau TP.HCM). Trong 55 trường phổ thông hiện nay, có khoảng 23 trường tư thục. Các trường tư thục lớn như: Đinh Tiên Hoàng, Trịnh Hoài Đức, Lê Quý Đôn, Bùi Thị Xuân... đã đón đầu được nhu cầu về XHH và đầu tư tương đối quy mô. Sự khuyến khích, tạo điều kiện về quỹ đất tương đối kịp thời của tỉnh đã giúp các nhà đầu tư mạnh dạn đổ vốn vào chung tay thực hiện XHH với tỉnh. Sự thành công của các trường này đã giảm tải khá nhiều cho các trường công lập, đáp ứng được phần nhiều nhu cầu học tập của một lực lượng lao động khổng lồ trên địa bàn tỉnh.

Ông Lê Minh Hoàng – GĐ Sở GDĐT Đồng Nai.

Bên cạnh đó, dạy nghề là một mảng XHH khá thành công. Tính riêng trong 3 năm 2006 – 2008, toàn tỉnh đã có 18 cơ sở dạy nghề thành lập mới, nâng tổng số đơn vị dạy nghề lên 66, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu số lượng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Cùng với việc đào tạo nghề, Đồng Nai đang chủ trương tăng cường đào tạo tin học và ngoại ngữ cho người lao động, khuyến khích các trung tâm ngoại ngữ, tin học phát triển. Hiện, trên 100 cơ sở tin học ngoại ngữ (với trên 10.000 học viên học tiếng Hoa) đã cung ứng một lượng nhân lực có trình độ tin học, ngoại ngữ khá lớn cho các KCN.

- Nhìn vào sự phát triển của mô hình XHH giáo dục ở Đồng Nai, sự đóng góp của các DN là không nhỏ. Theo ông, các DN  đã nhìn thấy cơ hội gì ở lĩnh  vực này ?

Theo tôi, bên cạnh việc nhìn thấy một tiềm năng rất lớn về nhu cầu đào tạo của người dân trên địa bàn tỉnh thì phải kể đến trách nhiệm xã hội đã là một động lực thúc đẩy các DN chung tay với tỉnh thực hiện XHH. Bởi tuy tiềm năng nhưng đầu tư vào giáo dục đào tạo không thể sinh lời ngay và nhiều như việc đầu tư vào các lĩnh vực khác. Nhưng thực tế, nhiều DN vẫn nhiệt tình tham gia như Cty Đinh Thuận, Toàn Thịnh Phát... đã đầu tư xây dựng những ngôi trường tư thục rất quy mô, hiện đại. Sonadezi xây dựng hẳn một trường cao đẳng để đào tạo nhân lực cho tổ hợp và các KCN. Giấy Tân Mai cũng chuẩn bị đưa vào sử dụng trường đào tạo nghề tại Trảng Bom,  một DN khác đang xin đầu tư mở trường Cao đẳng Y tế tư thục ở Đồng Nai... Nhiều DN như Tín Nghĩa, Sonadezi, Ngân hàng Công thương Đồng Nai, Xổ số Đồng Nai, May Đồng Tiến, D2D... đã làm từ thiện theo hướng tài trợ xây dựng các trường mầm non tại các địa phương còn nhiều khó khăn hoặc trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Đây là những đóng góp rất lớn, góp phần tạo nên thành công của mô hình XHH giáo dục ở Đồng Nai. Chúng tôi tin rằng, trong thời gian sắp tới, sẽ có thêm nhiều DN cùng chung tay bởi họ đã nhận thấy lợi ích và hiệu quả  lâu dài của việc này.

- Hiện nay, việc chỉ có 60% người lao động đáp ứng được nhu cầu của DN và sự lệch pha giữa cung và cầu là một bài toán đặt ra đối với các cơ sở dạy nghề ở Đồng Nai về định hướng và chất lượng đào tạo. Theo ông, đâu là giải pháp cho tồn tại ?

Ngoài một lực lượng lao động phổ thông tương đối dồi dào thì Đồng Nai đang thiếu nhiều lao động có trình độ, tay nghề cao. Đây là hệ lụy của một thực tế từ nhiều năm nay là thiếu kinh phí đào tạo, thiếu hẳn mảng đầu tư mở  cơ sở đào tạo những ngành nghề yêu cầu kỹ thuật cao, vốn đầu tư lớn, cần thiết bị nhiều như kỹ sư chế tạo máy. Chính bởi vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên DN ngần ngại, băn khoăn hơn khi đầu tư những cơ sở đào tạo các nghề đơn giản mà lại  thời thượng như luật, quản trị kinh doanh, anh văn, tài chính kế toán... Trong khi tư nhân chưa mặn mà, để đào tạo được những ngành nghề mà DN đang cần, đang thiếu, Nhà nước cần đầu tư vào những ngành nghề đòi hỏi chất lượng cao, đầu tư nhiều và việc tính toán hợp tác với những nước phát triển để họ đầu tư  thiết bị tiên tiến, phù hợp với thực tế sản xuất của DN là một hướng đi khá tốt để chủ động nguồn nhân lực.

Song song đó, với các cơ sở đào tạo nghề hiện nay thì việc đưa học viên vào DN thực tập được xem như một hướng mở năng động trong điều kiện trường còn thiếu kinh phí để ưu đãi, thu hút đào tạo cho các ngành nghề xã hội đang cần; thiếu cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên để có thể đáp ứng được đơn đặt hàng của DN. Nhưng cần sớm có chính sách cụ thể để DN phối hợp với các đơn vị dạy nghề trong liên kết đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và chính các DN cần đưa ra các chuẩn đào tạo nghề để các cơ sở đào tạo có mục tiêu rõ ràng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Kim Huệ // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Có xoá được cò lao động xuất khẩu?
  • Phận công nhân nữ nhập cư
  • Công nhân dễ kiếm việc hơn cử nhân?
  • Sinh viên Ngành Tài chính – Ngân hàng: Cơ hội nhiều hơn thách thức
  • Hà Nội sắp có ngày hội việc làm của doanh nghiệp Pháp
  • Cơ hội tìm việc tại các doanh nghiệp Hàn
  • Thêm quyền lợi cho tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật
  • Chính sách tiếp nhận lao động của Đài Loan đã minh bạch hơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu