Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dừng xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc: Mất gần một tỷ USD/năm

Nếu không có biện pháp để giảm tỷ lệ lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc xuống 40%, chắc chắn chương trình cấp phép mới (EPS) cho lao động Việt Nam sẽ bị dừng. Khi đó, thiệt hại kinh tế mỗi năm từ thị trường này có thể lên tới gần 1 tỷ USD.

Dừng xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc, nhiều lao động mất cơ hội việc làm thu nhập cao. Ảnh: Phong Cầm
Dừng xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc, nhiều lao động mất cơ hội việc làm thu nhập cao. Ảnh: Phong Cầm.

Bỏ trốn tăng đột biến

Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), từ năm 2004 đến nay, Việt Nam bắt đầu triển khai Chương trình EPS và đưa được 70.000 lao động sang Hàn Quốc làm việc.

NLĐ đi Hàn Quốc chỉ phải chịu mức phí tối thiểu 630 USD nhưng có mức thu nhập cao, bình quân 900-1.200 USD/tháng.

Hàng năm, NLĐ làm việc tại Hàn Quốc gửi về nước hơn 700 triệu USD đến gần 1 tỷ USD. Với NLĐ, nếu làm việc đúng hạn (4 năm 10 tháng), có thể tích lũy được khoảng 50.000 USD.

“Đây là số tiền lớn, mơ ước của nhiều NLĐ vì thế phải nêu cao ý thức để bảo vệ thị trường XKLĐ tiềm năng này” - ông Quỳnh nói.

Cũng theo ông Quỳnh, từ cuối năm 2010, nhiều NLĐ hết hạn hợp đồng nhưng không chịu về nước, trốn ở lại làm việc bất hợp pháp, gây mất ổn định thị trường.

Chính vì thế, cuối năm 2011, theo dự kiến, Hàn Quốc tổ chức kỳ kiểm tra tiếng Hàn nhưng đến phút cuối đã hoãn.

Sau khi thực hiện một loạt giải pháp, tình hình lao động bỏ trốn lắng xuống. Do đó, đến tháng 12-2011, Hàn Quốc mới đồng ý tổ chức lại kỳ kiểm tra tiếng Hàn.

Tính từ thời điểm tháng 12-2011 đến nay, có 12.000 lao động đã hoàn thiện hồ sơ gửi lên mạng nhưng chưa được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn vì Chương trình EPS với Việt Nam không được ký tiếp.

Trên 12.000 NLĐ đã đạt kết quả kiểm tra trong năm 2010 và 2011 sẽ bị thiệt thòi do đã đầu tư học tiếng Hàn, đã đạt mọi điều kiện đi làm việc tại Hàn Quốc mà không được đi nữa.

“Nếu địa phương không có biện pháp mạnh, sẽ khiến thị trường Hàn Quốc đóng băng kéo dài" - Ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) khẳng định.

Xử lý mạnh

Ông Lưu Văn Bản - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hải Dương thừa nhận: Tình trạng lao động làm việc bất hợp pháp cả nước nói chung và Hải Dương nói riêng đang ở mức báo động.

Theo ông Bản, Hải Dương hiện có tới hơn 2.000 lao động làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc, là một trong ba địa phương có tỷ lệ lao động bất hợp pháp cao nhất nước.

“Hải Dương có nguy cơ là một trong những tỉnh sẽ bị đình chỉ tham gia vào thị trường lao động Hàn Quốc. Chính vì thế, Chủ tịch UBND tỉnh đã có chỉ thị số 20 về việc tăng cường đón lao động từ Hàn Quốc về nước đúng thời hạn” - ông Bản cho biết.

Theo ông Bản, nguyên nhân khiến NLĐ bỏ trốn, xuất phát từ việc NLĐ có thu nhập cao khi làm việc tại Hàn Quốc. Nhưng mấu chốt vẫn là ý thức NLĐ Việt Nam kém so với 15 nước còn lại.

“Nếu lao động Việt Nam cũng bỏ trốn chỉ ở mức 20% như các nước thì rõ ràng bạn không có cơ sở nào để xử lý lao động Việt Nam. Đằng này tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn có tháng tới 57% thì rõ ràng là ý thức lao động của mình rất kém”- ông Nguyễn Ngọc Quỳnh khẳng định.

Theo ông Quỳnh, trong thời gian tới, phải cố gắng giảm tỷ lệ lao động bất hợp pháp xuống 40%, may ra phía Hàn Quốc ký tiếp Chương trình EPS với Việt Nam.

“Chúng ta không thể vì lợi ích cá nhân của một số NLĐ mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của hàng vạn lao động khác và làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia” - ông Quỳnh nói.

“Bộ LĐ-TB&XH sẽ xem xét để báo cáo Chính phủ không cho phép lao động thuộc các tỉnh có tỷ lệ lao động làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc trên 40% không được tham gia thị trường Hàn Quốc” - ông Quỳnh cho biết.

(Theo Tiền Phong)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Không tăng lương: Bóp bụng đi làm
  • Lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh bị tẩy chay: Đừng để “quýt làm cam chịu”
  • Lao động sang Angola: Rủi ro nhưng vẫn liều
  • Thêm “quỹ bảo hiểm” mới cho người lao động
  • Bữa cơm công nhân teo tóp và nguy hiểm
  • Thảm họa lao động bất hợp pháp tại Nga
  • Năng suất lao động tại Việt Nam thuộc hàng đáy khu vực
  • 24.455 lao động nước ngoài làm việc “chui” tại Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu