Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải quyết bài toán lao động: Kinh nghiệm từ Đan Mạch

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thách thức về lao động việc làm đã và đang nóng bỏng đối với toàn cầu trong đó có thị trường lao động VN. Nhằm giúp bạn đọc tham khảo một mô hình có thể có những ý nghĩa tích cực cho VN, Văn phòng giới sử dụng lao động giới thiệu một cách tiệm cận mới về lao động và việc làm. Hi vọng các DN có thể có những cách nhìn mới khi tham khảo mô hình việc làm của Đan Mạch trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và khủng hoảng việc làm hiện nay.

Trước những khó khăn của thời kỳ suy thoái kinh tế, Đan Mạch đã thực hiện mô hình lao động linh hoạt và an toàn, mô hình này có 3 yếu tố và tất cả đều phụ thuộc lẫn nhau.

Yếu tố thứ nhất là thị trường lao động linh hoạt, tức là dễ dàng thuê và cũng dễ dàng sa thải người lao động. Như vậy cho phép các Cty có thể thích nghi với điều kiện thị trường và công nghệ mới. Yếu tố thứ hai là đảm bảo an sinh xã hội. Đa số người Đan Mạch đều có thể xin trợ cấp xã hội nếu mất việc làm và trợ cấp của Đan Mạch cũng hào phóng hơn so với nhiều quốc gia khác.

Yếu tố thứ ba là chính sách thị trường lao động chủ động. Chính sách này đảm bảo hỗ trợ cho người thất nghiệp tìm việc làm mới và đầu tư lớn cho đào tạo và tái đào tạo. Thay vì hỗ trợ việc làm đã bị mất sang các quốc gia khác, Đan Mạch đào tạo cho người dân đủ khả năng tìm được công việc mới.

Để có thể làm được sự cạnh tranh mạnh mẽ như vậy, có thể thấy rằng người lao động Đan Mạch đã được đào tạo rất tốt và hết sức năng động. Bên cạnh đó, DN Đan Mạch được hưởng lợi rất nhiều từ người lao động có năng lực, từ các nguyên tắc linh hoạt trong tuyển dụng và sai thải và từ sự hợp tác riêng có với các tổ chức công đoàn có trách nhiệm. Thành công của các DN đã đem lại tỉ lệ thất nghiệp rất thấp.

Thực tế là hiện nay, khủng hoảng đang làm gia tăng thất nghiệp, đây là một thách đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, trong đó có Đan Mạch và câu hỏi đặt ra là liệu mô hình của Đan Mạch có tồn tại được trong thời buổi toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng hay không? Câu trả lời là có, bởi ở Đan Mạch, những chính sách chủ động đối phó với thị trường lao động được dựa trên nguyên tắc và trách nhiệm. Nếu bị mất việc làm, anh có quyền xin trợ cấp thất nghiệp và anh có trách nhiệm phải tích cực tham gia tìm kiếm việc làm và phải có các biện pháp chủ động. Làm như vậy có tác dụng giảm thiểu người thất nghiệp xuống mức thấp nhất có thể và đảm bảo được đời sống những người thất nghiệp.

Ngoài ra, sự thành công của thị trường lao động Đan Mạch cũng có sự đóng góp không nhỏ của các đối tác xã hội trên thị trường lao động, bởi vì năng lực của các đối tác trong hợp tác và thương lượng là nền tảng để có thể vừa linh hoạt, vừa an toàn. Khả năng này là đặc điểm riêng của mô hình Đan Mạch. Trong thực tế, người Đan Mạch khi đã ngồi xuống bàn là phải bàn bạc tới cùng cho tới khi nào đạt được thỏa thuận chung mới thôi. Điều kiện tiên quyết để thỏa thuận chung là sự tin tưởng, các đối tác của thị trường lao động Đan Mạch có sự tìn tưởng nhau rất cao, kể cả giữa các đối tác xã hội và chính trị gia. Tuy nhiên, liệu kinh nghiệm của Đan Mạch có ích cho tất cả mọi người hay không, hay chỉ với người Đan Mạch? Đó có thể là mô hình gợi mở cho những quốc gia khác nhưng không có gì có thể "đốt cháy giai đoạn" và không thể phù hợp cho tất cả mọi người. Mô hình này phải được biến đổi để thích ứng với những nhu cầu cụ thể của từng quốc gia cụ thể.
 
Phùng Quang Huy -
Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động VCCI

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • 1 triệu lao động nông thôn sẽ được đào tạo nghề mỗi năm
  • Hơn 4.700 tỉ đồng dành hỗ trợ lao động xuất khẩu
  • "Chuyện lạ" ở Bắc Ninh
  • Xuất khẩu lao động sang Hàn: "Chỉ tiêu không quan trọng"
  • Đỏ mắt tìm thợ
  • Thêm 7.000 hồ sơ đăng ký dự tuyển sang Hàn Quốc
  • Thứ trưởng Bộ LĐ – TB&XH Nguyễn Thanh Hòa: Lương cơ bản như lao động bản địa
  • Tập trung đào tạo nhân lực công nghệ cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu