Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thêm 7.000 hồ sơ đăng ký dự tuyển sang Hàn Quốc

Năm 2009, sẽ có thêm 7.000 hồ sơ đăng ký dự tuyển sang Hàn Quốc làm việc theo Chương trình cấp phép mới (EPS) - một quan chức Bộ LĐ-TB&XH vừa cho biết.
 

Lao động học nghề hàn có cơ hội tham gia chương trình EPS trong năm nay (học nghề tại Cty PVD Training Vũng Tàu)  Ảnh: Phong Cầm

Ưu tiên hồ sơ đang tồn đọng

Ông Phan Văn Minh - Giám đốc Trung tâm Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết, Hàn Quốc vừa phân bổ chỉ tiêu dự tuyển dành cho người lao động (NLĐ) nước ngoài sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.

Hạn ngạch tuyển dụng lao động nước ngoài theo chương trình EPS của Hàn Quốc năm 2009 là 17.000 người (tổng hạn ngạch hồ sơ đăng ký dự tuyển là 59000 người).

Chỉ tiêu này được phân bổ cho 15 quốc gia phái cử lao động; trong đó, Việt Nam cao nhất với 7.000 chỉ tiêu (thấp hơn 5.000 chỉ tiêu so với năm 2008); tiếp theo là Philippines (5.700 chỉ tiêu); Thái Lan (4.900); Trung Quốc (4.400); thấp nhất là Đông Timor lần đầu tiên được cấp với 800 chỉ tiêu.

Theo ông Minh, sau khi được phân bổ chỉ tiêu, Cơ quan Phát triển Nguồn Nhân lực Hàn Quốc sẽ phối hợp với cơ quan chức năng các quốc gia phái cử lựa chọn thời điểm thích hợp tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Hàn (KLT).

Tại Việt Nam, kỳ thi tiếng Hàn thường tổ chức định kỳ vào tháng Tư hoặc tháng Năm.

Làm việc tại Hàn Quốc mỗi năm gửi về 700 triệu USD

Được biết, hiện có gần 47.000 lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.

Nếu tính cả tu nghiệp sinh trước đây, có khoảng 50.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc; hàng năm gửi về nước hơn 700 triệu USD.
Vì thế, Trung tâm Lao động Ngoài nước sẽ hướng dẫn để địa phương và NLĐ được biết, theo tinh thần, lao động nào đã và đang học tiếng Hàn, nếu hoàn cảnh không cho phép, nên chủ động tìm kiếm việc làm hoặc chuyển đổi nguyện vọng sang các thị trường khác.

Trung tâm Lao động Ngoài nước là cơ quan duy nhất được Bộ LĐ-TB&XH giao thực hiện chương trình EPS nên NLĐ không nên đăng ký qua các tổ chức, cá nhân không có chức năng, tránh bị lừa đảo.

Lao động Việt Nam vẫn được chuộng

Ông Lee Myung Hee - Đại diện Cơ quan  Phát triển Nguồn Nhân lực Hàn Quốc tại Việt Nam, cho biết, do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Bộ Lao động Hàn Quốc thông báo giảm số lượng cấp thị thực đối với lao động nước ngoài nhằm tạo cơ hội việc làm cho lao động trong nước. Không nên bi quan khi Việt Nam bị giảm 5.000 chỉ tiêu vì giới chủ sử dụng lao động Hàn Quốc vẫn thích sử dụng lao động Việt Nam.

Ông Lee Myung Hee khuyến cáo, lao động Việt Nam không nên xin chuyển nơi làm việc nhiều lần vì như thế sẽ không học được nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật. Lao động Việt Nam không nên nghĩ học tiếng Hàn là để làm việc.

Ông Lee Myung Hee cho biết, ngành sản xuất chế tạo luôn có nhu cầu sử dụng và tiếp nhận lao động nước ngoài số lượng lớn. Đây là ngành ít bị tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên được nhiều lao động Việt Nam đăng ký. Tuy nhiên, lao động Việt Nam cũng cần biết, trong năm nay, Hàn Quốc tuyển thêm lao động làm lĩnh vực nghề hàn và đóng tàu…

Theo Bộ LĐ-TB&XH tỷ lệ lao động Việt Nam dự tuyển được lựa chọn cao nhất so với các nước, đạt khoảng 80 - 85 phần trăm. Năm ngoái, chỉ tiêu được cấp là 12.000 hồ sơ, nhưng có 12.398 lao động Việt Nam được nhập cảnh Hàn Quốc, dẫn đầu các quốc gia phái cử.

Từ đầu năm đến nay, gần 4.000 lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS. Nếu tính gộp với số lao động dự kiến được trúng tuyển, năm 2009, Việt Nam có trên 10.000 người sang Hàn Quốc.

(Theo Phong Cầm - TPO)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Thứ trưởng Bộ LĐ – TB&XH Nguyễn Thanh Hòa: Lương cơ bản như lao động bản địa
  • Tập trung đào tạo nhân lực công nghệ cao
  • Bình Dương xây dựng quy hoạch dạy nghề
  • Nguồn nhân lực chất lượng cao: Sẽ "nóng" khi kinh tế phục hồi
  • Tại sao “vênh” số người thất nghiệp trong năm 2009?
  • Nghịch lý thiếu – thừa
  • Hơn 20.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong quý 1
  • Xuất khẩu lao động sang Nga: Cẩn trọng với những “doanh nghiệp một ngày”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu