Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giữ thị trường Hàn quốc: Không thể chậm trễ!

Thực tế cho thấy, ngay cả mức phí chống trốn cao cũng chỉ là biện pháp cần chứ chưa đủ ngăn lao động bỏ trốn

Thông tin Hàn Quốc có thể tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam khiến nhiều DN trong lĩnh vực này lo lắng.

Hàn Quốc triển khai chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài (EPS) làm việc tại đây được hơn 6 năm và dành cho 15 nước, trong đó có VN. 6 năm qua, đã có gần 60.000 lao động VN đi làm việc tại thị trường này với mức thu nhập bình quân khoảng 1.000 USD/người/tháng.

Xuất cảnh nhiều mà bỏ trốn cũng lắm

Dẫn đầu về số lượng nhập cảnh làm việc là điều đáng mừng nhưng không vì thế hình ảnh lao động VN đã “tròn” trong mắt chủ sử dụng lao động Hàn Quốc. Những khiếm khuyết không chỉ dừng lại ở ý thức, tác phong lao động mà lâu nay đã từng được nhắc đến mà đáng buồn hơn rất nhiều khi tình trạng lao động VN tại Hàn Quốc ở lại cư trú bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng lao động đang gia tăng. Thống kê của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, có tới 8.510 người đang cư trú bất hợp pháp. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những con số thống kê được. Trên thực tế, số lao động VN sinh sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc có thể lên tới gần 15.000 lao động, trong đó có 8.510 lao động đi theo chương trình EPS.

Một trong những động thái mới nhất được phía Hàn Quốc đưa ra nhằm ngăn chặn lao động VN bỏ trốn đó là, tạm hoãn kỳ thi sát hạch tiếng Hàn tại VN. Ông Vũ Minh Xuyên - Phó Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: “Dự kiến kỳ thi sẽ được tổ chức vào ngày 7/8 tới đây. Tuy nhiên, phía Hàn Quốc đã gửi thông báo tạm hoãn kỳ thi, lý do là vì lượng hồ sơ tồn của lao động VN đã hoàn thành kỳ sát hạch tiếng Hàn nhưng chưa xuất cảnh được hiện còn gần 10.000 hồ sơ trên mạng chưa được chủ DN Hàn Quốc lựa chọn, trong khi đó hồ sơ của các nước đã hết nên họ tập trung tổ chức thi tuyển ở : Thái Lan, Indonsia, Philippine... Lý do thứ 2, lao động hết thời hạn chưa về nước ở lại bất hợp pháp, con số này trong quý 1 năm nay lên tới 48%. Chính vì những lý do này, họ đề nghị phía VN có biện pháp tăng cường khuyến khích lao động về nước đúng hợp đồng”.

Giữ thị trường - phải quyết liệt

Đây không phải là lần đầu tiên, vấn đề chống trốn của lao động VN khi đi làm việc nước ngoài được đặt ra. Trước đó, chúng ta đã đau đầu với tình trạng lao động VN bỏ trốn tại Đài Loan, Nhật Bản. Tuy nhiên, do các DN trực tiếp đưa đi nên một trong những yêu cầu bắt buộc đưa ra với lao động trước khi xuất cảnh là đặt phí chống trốn rất cao, lên đến hơn 10.000 USD. Tuy nhiên, với thị trường Hàn Quốc thì việc đặt ra phí chống trốn là không đơn giản. Hơn nữa, thực tế từ các thị trường trên cho thấy, ngay cả mức phí chống trốn cao cũng chỉ là biện pháp cần chứ chưa đủ ngăn lao động bỏ trốn. Không ít lao động chấp nhận bỏ phí chống trốn để bỏ ra ngoài... kiếm lại.

Xuất phát từ thực tế này, Bộ LĐTBXH đã gửi báo cáo tình hình lao động tới Thủ tướng và xây dựng “ Đề án ngăn ngừa tình trạng lao động VN bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp và chuyển đổi chỗ làm việc với các lý do không chính đáng” được xây dựng một cách khá toàn diện, thắt chặt tất cả các khâu từ quá trình tuyển chọn, khám sức khỏe, đến khâu hậu kiểm, trong đó đánh trúng vào những điểm trọng tâm để đạt hiệu quả nhất thay vì chỉ đưa ra một vài biện pháp nhỏ lẻ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành để án chống lao động bỏ trốn thực sự có hiệu quả thì phải cần sự quyết liệt hơn nữa trong quá trình tuyển chọn lao động của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Lao động “rẻ hóa mắc”
  • Dừng tuyển lao động đi Hàn Quốc do tình trạng bỏ trốn
  • Thí điểm đưa lao động đi làm tại trang trại ở Malaysia
  • Lao động Việt tại Nga: 90% là bất hợp pháp
  • Xuất khẩu lao động: Khi thực tế không như doanh nghiệp “vẽ”
  • Trung Quốc tận dụng nhân công giá rẻ Việt Nam
  • Lương & Đình công
  • Sẽ chi 50 tỷ đồng hỗ trợ lao động trở về từ Libya
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu