Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm

Nhằm tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010-2015". Theo đó, lao động nữ sẽ được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa và được vay vốn để tự tạo việc làm.

Chính phủ phê duyệt đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề và tạo việc làm

Đối tượng được hỗ trợ học nghề, tạo việc làm là lao động nữ trong độ tuổi lao động, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người trong diện thu hồi đất canh tác, phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp.

Hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học nghề

Lao động nữ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, lao động nữ bị mất việc làm trong các DN được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế). Ngoài hỗ trợ chi phí học, các đối tượng này còn được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000đ/ngày thực học/người, hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000đ/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Trường hợp lao động nữ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo thì được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học; đối với lao động nữ khác thì mức hỗ trợ là 2 triệu đồng/người/khóa học.

Ngoài ra, lao động nữ học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nữ làm việc ổn định tại chỗ (nơi cư trú) sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay học nghề.

Đề án đặt ra mục tiêu đến năm 2015, trên 70% lao động nữ được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về dạy nghề và việc làm; tỷ lệ lao động nữ trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh học nghề đạt 40%, trong đó tăng nhanh tỷ lệ lao động nữ được đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề; tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 70%.

Các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cấp Hội phụ nữ thực hiện tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm và tạo việc làm cho khoảng 100.000 phụ nữ hàng năm, trong đó khoảng 50.000 lao động nữ được đào tạo nghề.

Lao động nữ là người dân tộc thiểu số thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.

Ngoài hỗ trợ học nghề, Đề án nêu rõ, lao động nữ sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm. Đồng thời, sau khi học nghề tham gia sản xuất kinh doanh, tự tạo việc làm, lao động nữ còn được ưu tiên hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm.

Mỗi lao động nữ chỉ được hỗ trợ học nghề 1 lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 3 lần.

Xây mới các trung tâm dạy nghề khu vực

Để thực hiện Đề án, 6 nhóm giải pháp chủ yếu được đưa ra, trong đó có giải pháp phát triển và nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Cụ thể, sẽ hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 1 trường cao đẳng nghề, nâng cao năng lực Trường Trung cấp nghề Lê Thị Riêng, nâng cấp 3 trường trung cấp nghề từ 3 trung tâm khu vực (Yên Bái, Hải Dương, Đắk Nông), xây dựng mới 5 trung tâm dạy nghề khu vực; củng cố, nâng cấp 36 trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm thuộc các tỉnh, thành Hội. Trung tâm đào tạo và xuất khẩu lao động thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng sẽ được thành lập theo Đề án này.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho biết, năm 2009, Hội đã đào tạo hơn 70 ngàn lao động, trong đó dạy nghề cho hơn 5,3 ngàn lao động nông thôn. Năm 2010, Hội tiếp tục kết hợp với các cấp địa phương triển khai dạy nghề cho lao động nữ nông thôn, đặc biệt là lao động vùng sâu vùng xa, vùng giải tỏa, đặc biệt khó khăn. Ngoài đầu tư hệ thống các trường dạy nghề, tăng cường hoạt động tại các Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ, hội mở rộng các loại hình dạy nghề như đào tạo theo nhu cầu tại cộng đồng, liên kết đào tạo, dạy nghề kết hợp giới thiệu việc làm cho lao động, dạy nghề thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công...

(Theo Phương Mai // Tin Chính phủ // Quyết định 295/QĐ-TTg)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động trả giấy phép
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • Thí điểm 1 Tổng công ty hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động
  • Cuối năm “sốt” nhân lực cao cấp
  • Mỗi năm dân số tăng gần 1 triệu người
  • Bộ đội xuất ngũ được cấp “Thẻ học nghề”
  • Thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho 8.000 lao động
  • Tiếp tục hợp tác đưa tu nghiệp sinh sang Nhật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu