Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuối năm “sốt” nhân lực cao cấp

Khác với những năm trước, cuối năm, doanh nghiệp chủ yếu tuyển lao động thời vụ và phổ thông thì năm nay, mặc dù giáp tết nhưng thị trường tuyển dụng lao động cao cấp vẫn còn sôi động.

Theo ông Võ Văn Cương, trưởng phòng tuyển dụng Employment Vietnam giải thích: các doanh nghiệp đang mạnh dạn tuyển dụng nhân tài nhằm chuẩn bị cho sự phát triển của năm 2010.

Bà Lê Thị Thuý Loan, tổng giám đốc công ty Tư vấn nhân sự Loan Lê cũng cho biết: So với năm ngoái, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cao cấp năm nay tăng khoảng 25% và cho đến bây giờ, vẫn còn rất nhiều đơn đặt hàng đổ về công ty.

Ông Trần Anh Tuấn, phó giám đốc trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động giải thích: Không như nhiều năm trước, chủ yếu những doanh nghiệp lớn hoặc các tập đoàn mới có nhu cầu về lao động cao cấp thì cuối năm nay và sang năm 2010, những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần đến nguồn lao động này.

Theo tổng kết của trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường thì nhu cầu về lao động cao cấp tập trung vào các nhóm ngành nghề tài chính kế toán – kinh doanh – quản trị chất lượng, nghiên cứu – khoa học, quản lý nhân sự – tổ chức, công nghệ thông tin – viễn thông – truyền thông, trong đó nóng nhất sẽ là ngành tài chính kế toán. Theo ông San Châu, giám đốc tập đoàn Odgers Berndtson – chuyên cung cấp nhân lực cao cấp phân tích thì sở dĩ ngành tài chính nóng là do năm 2009 nhiều công ty đóng cửa thì năm 2010 đã mở lại. Mà tài chính là mấu chốt trong quản trị doanh nghiệp.

Mức lương cho nguồn nhân lực cao cấp cũng tăng cao và họ có nhiều sự lựa chọn hơn. Theo ông San Châu đánh giá, mức lương tăng khoảng 20 – 25% nhưng sẽ tăng đều chứ không tăng đột biến. Năm 2008 khi Odgers Berndtson mới vào Việt Nam, mặt bằng lương nhân sự cao cấp lúc đó khoảng 60.000 – 70.000 USD/năm, chiếm 60 – 70%; số còn lại khoảng 100.000 USD/năm. Từ năm 2009 đến nay con số đổi vị trí, khoảng 70% nhân sự cao cấp có lương từ 100.000 USD/năm trở lên.

(Theo SSTT Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Mỗi năm dân số tăng gần 1 triệu người
  • Bộ đội xuất ngũ được cấp “Thẻ học nghề”
  • Thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho 8.000 lao động
  • Tiếp tục hợp tác đưa tu nghiệp sinh sang Nhật
  • Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng cao trong năm nay?
  • Hơn 4.600 lao động công nghiệp mất việc làm
  • Tăng lương tối thiểu: Lao động và doanh nghiệp cùng kêu khổ
  • Ðào tạo nhân lực ở Kiên Giang : Việc còn phía trước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu