Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lao động dệt may: Thiếu cả chất và lượng

Người lao động giờ đây ít mặn mà hơn với nghề may do lương trong lĩnh vực này ngày càng trở nên kém cạnh tranh
Người lao động giờ đây ít mặn mà hơn với nghề may do lương trong lĩnh vực này ngày càng trở nên kém cạnh tranh

Những bảng tuyển dụng liên tục được treo lên, những đợt tuyển dụng liên tục được tổ chức, nhưng nhiều doanh nghiệp dệt may vẫn khốn khổ vì thiếu nhân lực.

Từ cách đây vài tháng, khi các đối tác yêu cầu đảm bảo tiến độ giao hàng phục vụ cho mùa mua sắm cuối năm, các doanh nghiệp dệt may rất lo lắng về chuyện tuyển dụng lao động.

Vẫn thiếu

Ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty dệt may Hưng Yên cho biết, do lượng lao động dịch chuyển trong các doanh nghiệp dệt may rất nhiều nên cứ vào thời điểm này nỗi lo thiếu lao động lại gay gắt hơn bao giờ hết. May mắn cho ông Dương, Công ty cổ phần dệt may Hưng Yên nằm ở Khu công nghiệp dệt may Phố Nối A nên vẫn còn chưa khó khăn đến mức như các doanh nghiệp tại các tỉnh thành phố phía Nam. Tại miền Bắc, lượng lao động phổ thông làm nông nghiệp vẫn đang dư thừa.

Còn tại các tỉnh, thành phố phía Nam như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương… nguồn cung lao động ngành này ngày càng căng thẳng khi lượng lao động di cư từ phía Bắc và miền Trung vào đây ngày càng thờ ơ với dệt may.

Theo Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM, trong quý 4 năm nay, nhu cầu tuyển dụng lao động ngành dệt may tăng lên. Nhóm ngành dệt may được xếp cùng với thủ công mỹ nghệ, bảo vệ, với nhu cầu tuyển dụng trong quý 4 tăng gấp đôi so với quý 3. Hàng tháng thành phố này tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm vào đầu tháng và giữa tháng. Nhiều doanh nghiệp thiếu lao động đã rất “chăm chỉ” tham gia các phiên giao dịch này nhưng vẫn không tuyển được lao động.

Hiện tại, lượng lao động dịch chuyển tại các doanh nghiệp dệt may rất lớn. Nếu doanh nghiệp có 5.000 - 6.000 công nhân thì hàng năm trung bình khoảng 1.000 - 2.000 công nhân thường xuyên ra, vào. Lý do chính khiến lao động phải dịch chuyển là do thu nhập thấp. Chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn có mức lương trung bình khoảng 2,3 - 2,7 triệu đồng/người/tháng. Ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức lương thường dưới 1 triệu đồng/tháng. Để giữ lao động, các doanh nghiệp này có tăng thêm khoảng trên dưới 10% lương cho người lao động, nhưng biện pháp này không có tác động lớn để giữ chân người lao động.

Không kể tới số lao động phổ thông, dự báo của Hiệp hội Dệt may cho thấy, trong giai đoạn 2008 - 2020 ngành này cần tới gần 217.000 lao động, trong đó có 202.500 công nhân kỹ thuật, 6.000 lao động kỹ thuật, 6.000 lao động kinh tế và 2.250 lao động quản lý. Vấn đề ở chỗ nguồn lao động này sẽ lấy từ đâu khi người lao động đang có xu hướng quay lưng lại với nghề này?

Điều này có vẻ nghịch lý, bởi với lực lượng lao động dư thừa và tỷ lệ chưa qua đào tạo cao, việc thu hút đầu tư vào ngành dệt may thời gian qua được xem là cách hữu hiệu để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên tới thời điểm này, ngành dệt may phải lên kế hoạch cụ thể để chuẩn bị nguồn lao động thay vì tuyển dụng ngoài thị trường như trước đây.

Đào tạo và quy hoạch

Trước thực tế dễ thấy là nguồn cung lao động dệt may sẽ thiếu hụt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch xuất khẩu và phát triển của ngành này, cuối năm 2008 Bộ Công Thương đã ban hành một chương trình đào tạo nhân lực ngành dệt may tới năm 2015 và tầm nhìn 2020. Dựa trên việc xác định các nhu cầu sử dụng lao động cụ thể trong từng lĩnh vực, chiến lược này đã đưa ra kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng sự thiếu hụt triền miên này.

270.000 người là nhu cầu về công nhân dệt may tới năm 2010.

Theo đó, việc đào tạo mới lực lượng lao động dệt may giai đoạn 2008 - 2020 gồm đào tạo nhân lực cho các dự án mới và đào tạo nhân lực bổ sung thay thế cho lực lượng lao động nghỉ hưu, nghỉ việc tự nhiên (4% số lao động hiện có). Trong ngắn hạn, nhu cầu công nhân dệt may tới năm 2010 là 270.000 người (bao gồm 15.000 công nhân sợi, 17.000 công nhân dệt, 6.000 công nhân nhuộm, 220.000 công nhân may và ngành khác là 12.000 người). Số lao động này sẽ được tham gia vào các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn.

Với nhu cầu bổ sung cho các dự án đầu tư phát triển mở rộng, thay thế số lượng cán bộ nghỉ hưu tự nhiên hàng năm tại hai khối kỹ thuật và kinh tế, dự kiến tới năm 2010 cần khoảng 8.000 người, trong đó ngành kỹ thuật sợi cần 740 người; kỹ thuật dệt cần 530 người; kỹ thuật nhuộm cần 470 người; thiết kế và công nghệ may cần 3.950 người; cơ khí, điện - điện tử cần 2.310 người. Hiện tại với số lao động này, ngành dệt may cần có chế độ, chính sách ưu đãi để thu hút sinh viên ngay từ khâu tuyển sinh và định hướng nghề nghiệp, cung cấp học bổng cho sinh viên theo học…

Tuy nhiên, kế hoạch đào tạo này hiện mới xác định được nhu cầu cụ thể trên diện rộng của các ngành nhỏ trong dệt may. Vấn đề ở chỗ, sự khan hiếm lao động còn phụ thuộc vào tính chất địa lý của từng vùng và việc quy hoạch các khu công nghiệp dệt may. Hiện tại ở miền Bắc, Khu công nghiệp dệt may Phố Nối tại Hưng Yên với dự kiến sử dụng hàng chục ngàn lao động hiện cũng chưa thấy nguồn cung cụ thể. Các doanh nghiệp hiện vẫn chỉ nhìn vào số lao động nông nhàn tại khu vực này. Tại khu vực phía Nam, những khu công nghiệp dệt may được mở ra nhiều, vốn dĩ đã khan hiếm công nhân nay sẽ càng khan hiếm do ngành dệt may hiện đã giảm sức hấp dẫn đối với lao động di cư từ khu vực khác tới.

Thực tế này cho thấy, việc đào tạo và quy hoạch lao động cho ngành dệt may sẽ còn phải cần đến những nỗ lực cụ thể, thay vì những tính toán có tính chất kỹ thuật trên giấy.

(Theo An Khuê // Báo Doanh nhân)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Tăng quyền cho lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Sang Nhật tu nghiệp có thể sẽ không phải nộp tiền bảo lãnh
  • Lao động Việt tại Đài Loan được giảm thuế thu nhập
  • Triển vọng xuất khẩu lao động năm 2010
  • Lương tối thiểu trong doanh nghiệp sẽ tăng 10-15%
  • Bàn về thái độ lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu