Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bàn về thái độ lao động

Có nhiều yếu tố hình thành nên tính chuyên nghiệp của sức lao động, trong đó yếu tố thái độ đối với công việc là một cấu thành quan trọng
Có nhiều yếu tố hình thành nên tính chuyên nghiệp của sức lao động, trong đó yếu tố thái độ đối với công việc là một cấu thành quan trọng

Khi nói đến thị trường lao động trong nền kinh tế hội nhập, người ta hay nhắc đến tính chuyên nghiệp của hàng hóa – sức lao động.

Giá trị của sức lao động chuyên nghiệp được đánh giá qua việc họ luôn tìm và nắm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn hơn người khác. Và ngược lại, hiện nay nhiều lao động mặc dù có thời gian dài làm việc trong một Cty, một tổ chức nhưng hầu như không phát triển được, thể hiện họ không được cất nhắc, đề bạt hoặc được giao đảm nhận những công việc trọng trách. Một lý do duy nhất đó là: Họ làm việc chưa chuyên nghiệp.

Có nhiều yếu tố hình thành nên tính chuyên nghiệp của sức lao động, trong đó yếu tố thái độ đối với công việc là một cấu thành quan trọng không thể thiếu. Thái độ tốt với công việc thường biểu hiện qua các hành vi sau:

1/ Sự đam mê với công việc.

Đam mê đối với công việc thể hiện qua việc dành hết tâm nguyện đối với nhiệm vụ được giao, trăn trở và suy nghĩ không ngừng cho việc thực hiện tốt nhất công việc đó. Đam mê với công việc cũng đồng thời với việc hi sinh các lợi ích cá nhân dành hết thời gian, sức lực cho công việc. Đam mê trong công việc cũng là việc nhận thấy giá trị đích thực của mình trong kết quả công việc đó – Là lòng tự trọng, vị thế, đẳng cấp của chính bản thận.

Vì vậy nhà lãnh đạo phải tạo ảnh hưởng và huấn luyện họ đến khi nào họ nhận thấy: chính công việc khẳng định vị thế của họ, công việc làm cho họ trưởng thành với một tương lai tốt đẹp, công việc đem lại cuộc sống hàng ngày cho họ và người thân của họ.

Nhân viên của bạn đam mê công việc thì họ làm việc hết mình, không một cản trở nào ngăn được ý chí của họ. họ còn lôi kéo thêm nhân viên khác cùng theo, bởi vì họ nhận rõ giá trị việc làm của họ.

2/ Cần cù và cần cù hơn nữa.

Phần thưởng thường dành cho những người cố gắng “hơn một tý”.  Trong công việc, khi đã hết giờ mà nhân viên ngồi thêm ít phút nữa để hoàn thành xong bản báo cáo, hoặc dành lại ít phút kiểm tra lại công việc đã thực hiện trong ngày... đó là sự cần cù hơn nữa. Mỗi ngày mỗi sự cần cù như vậy sẽ trở thành thói quen đối với họ. Theo đạo Phật thì đó là chính họ đã tạo được thiện nghiệp  và tất nhiên nhiều điều hay sẽ đến với họ.

3/ Sự học tập không ngừng.

Đánh giá việc học tập của nhân viên không nên dừng lại ở việc bằng cấp và các chứng chỉ đạt được. Bạn hãy quan sát và đối chiếu từ sự tiến bộ của họ. Hãy chú ý đến việc tự học hỏi của họ, bắt đầu từ việc chăm chú theo dõi người khác, đặt vấn đề, bắt chước... rồi đến việc họ tự mày mò tìm kiếm các quyển sách, tài liệu để đọc. Bạn nên có những lời động viên thích hợp với họ. Nếu Cty được nhiều người như vậy thì đây là một điều khẳng định chắc chắn sự phát triển bền vững của Cty.

Hiện nay ở VN nhiều DN tổ chức việc tự đào tạo theo cách các xí nghiệp của Nhật áp dụng. Theo kinh nghiệm của Nhật, khi nhân viên mới được nhận vào làm việc cho đến một thời gian nhất định, nhà lãnh đạo đã trao quyền  hạn cho các thợ cả, quản đốc hoặc các nhà quản trị có trách nhiệm huấn luyện, tư vấn họ. Kiểu học này đạt hiệu quả rất cao.

4/ Tính đồng đội

Theo điều tra của Công ty tư vấn Robert Half International – San Francisco thì những nhân viên không có khả năng hợp tác với đồng nghiệp sẽ được “ưu tiên lựa chọn” hàng đầu trong việc sa thải.

Tính đồng đội hoặc là khả năng làm việc nhóm là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ nhân viên nào trong một DN chuyên nghiệp. Lợi ích của tính đồng đội vô cùng to lớn, thể hiện trước hết là sự khẳng định văn hóa DN – Đó là “cái hồn” của DN, thể hiện trách nhiệm chung và đến cùng với sứ mệnh của toàn Cty... Nhà lãnh đạo cần hết sức quan tâm yếu tố này của từng nhân viên, vì lựa chọn được những nhân viên như vậy không những sẽ đạt được các mặt lợi nêu trên cho DN mà còn tạo ra một bầu không khí thân thiện, đoàn kết, ngăn chặn được tính bè phái, cục bộ trong DN. D. Rockefeller cho rằng: “Tôi đánh giá cao những người vừa có năng lực vừa có thái độ hợp tác tốt với mọi người hơn bất kỳ khả năng vượt trội nào khác mà họ sở hữu”.

5/ Lòng nhiệt huyết

Đó là sự thể hiện một sức sống tràn trề, sẵn sàng vượt qua tất cả các trở ngại và rào cản. Có lòng nhiệt huyết sẽ chấm dứt sự buồn tẻ và chán nản trong công việc. Lòng nhiệt huyết có tính chất ảnh hưởng rất cao. nó có thể lôi kéo những người khác thay đổi dần những hành vi chưa phù hợp của mình.

Một nhân viên tràn đầy nhiệt huyết trong công việc khi mới nhận nhiệm vụ thì  khả năng đạt kết quả đã được đánh giá 80%. Vì rằng họ đã tìm thấy triết lý trong công việc. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo phàn nàn về sự hững hờ, không tự hào với công việc, đứng núi này trông núi kia... của nhân viên. Hãy bắt đầu từ việc lựa chọn nhân viên, truyền đạt văn hóa DN, tạo điều kiện để họ phát huy...

6/ Tự nhận thức.

Một người thành công là một người trước hết phải biết rõ hơn ai hết về chính bản thân mình, biết được sở trường, sở đoản, điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng. Ông cha ta hay dùng câu: “Biết thân, biết phận” nhằm đề cập nội dung này.

Tuy nhiên, không phải dễ dàng tìm thấy được nhân viên ngay từ đầu đã có yếu tố  này. Họ luôn cảm thấy mình giống ai đó, phải đạt được cái gì như ai đó, và bắt mọi người phải xử sự với họ như xử sự với một người nào đó... Thật là một sai lầm kinh khủng, đó là họ đã đánh mất chính bản thân họ (trên thế giới nếu có 300.000 tỷ người thì mới có được hai người giống nhau).

Một số bạn hỏi rằng: Liệu mỗi nhân viên trong DN đã có ngay thái độ với công việc như đã nêu trên không ? Làm cách gì để có được?

Đây không phải là công việc chỉ riêng của một tổ chức, tập thể, cá nhân  hoặc ngày một ngày hai có thể thực hiện được?

Đối với DN, ngay từ đầu phải xây dựng được văn hóa DN, tăng cường kiến thức quản trị nhân sự trước hết đó là thực hiện tốt nội dung phân tích công việc. Kết hợp các yếu tố trên để DN xây dựng các quy chuẩn trong việc lựa chọn các ứng viên thích hợp cho DN trước khi họ trở thành những thành viên.

Tạo điều kiện để họ thể hiện. Hãy bắt đầu từ chính bản thân họ: “Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách và gieo tính cách gặt số phận”.

Để mọi người làm tốt việc này, yếu tố không thể thiếu được đó là sự giáo dục. hãy đến với họ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ gia đình, từ tập thể... hướng họ hãy đứng bằng đôi chân của chính mình, tránh xa những suy nghĩ và hành động dựa dẫm, lạm dụng nhờ vả. Và từ đó sẽ hình thành nên thái độ tốt đối với công việc - Sự nghiệp mà cả xã hội mong muốn.

(Vũ Hữu Kiên - Giảng viên Cao cấp ILO, Giám đốc Điều hành Cty TNHH Hải Bảo)

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Nỗi niềm xuất khẩu lao động: “Ánh sáng” miền đất hứa
  • Một cách nhìn khác về thưởng tết
  • Lương cao nhờ lợi thế độc quyền
  • Nhân lực ngành gỗ mới chỉ được đào tạo trong nhà máy
  • Sẽ điều chỉnh chênh lệch lương, thưởng tại doanh nghiệp Nhà nước
  • Tp.HCM bắt đầu chi trả bảo hiểm thất nghiệp
  • XKLĐ: Triển vọng từ những thị trường mới
  • Doanh nghiệp vẫn tăng lương dù kinh tế khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu