Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Triển vọng xuất khẩu lao động năm 2010

 Theo nhận định của nhiều chuyên gia, triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam trong năm 2010 khá sáng sủa. Sau một năm trải qua khủng hoảng, một số nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam đã có khả năng nhận trở lại số lượng lớn lao động. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng đã có thêm kinh nghiệm, có thời gian bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động.

Theo báo cáo chưa đầy đủ của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 30/12/2009, đã có gần 75.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Dù chỉ đạt 83% kế hoạch năm, nhưng đây cũng là kết quả tương đối khả quan.

Ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định, khủng hoảng kinh tế không chỉ có tác động tiêu cực mà còn tạo nên những cơ hội tốt cho các doanh nghiệp chuẩn bị nguồn lực cho các hợp đồng xuất khẩu lao động trong năm 2010.

Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Malaysia cho hay, kinh tế nước này đang phục hồi, nhu cầu tiếp nhận lao động đang tăng lên. Theo Giám đốc Công ty  Manforce Resouces Holding (MRH), một trong những công ty thầu công (Outssourcing Company) lớn nhất Malaysia, Chính phủ Malaysia đã thành lập một tổ công tác đặc biệt khảo sát nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài trong 5 lĩnh vực. Hiện các hiệp hội sản xuất đã yêu cầu chính phủ xem xét nhu cầu thực tế của các ngành này trong việc tiếp nhận lao động.

Năm 2010, Malaysia vẫn là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ cùng các doanh nghiệp khảo sát kỹ các yếu tố mới từ thị trường này để bàn giải pháp tăng cả chất và lượng lao động. Thị  trường Đài Loan cũng đang được các doanh nghiệp chú trọng khai thác bởi nhu cầu lao động ở đây lớn.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, năm 2010 thị trường châu Âu cũng có nhiều triển vọng khi kinh tế đang phục hồi và có  nhu cầu tuyển lại lao động. Tuy nhiên, thị trường này vẫn  còn ưu tiên tạo việc làm cho 10- 15% lực lượng lao động bản xứ thất nghiệp.

Đích nhắm khả quan của nhiều doanh nghiệp là thị trường Nhật Bản đang tiếp nhận nhiều lao động nước ngoài trở lại. Theo Tổng giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Hàng không, người lao động sang tu nghiệp tại Nhật Bản có cơ hội hưởng lương cao ngay sau 3 tháng nhập cảnh. Còn theo ông Đào Công Hải, các thị trường  mới nổi là Libi, UAE và một số nước Trung Đông sẽ là những thị trường thu hút nhiều lao động

(Vinanet)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Lương tối thiểu trong doanh nghiệp sẽ tăng 10-15%
  • Bàn về thái độ lao động
  • Nỗi niềm xuất khẩu lao động: “Ánh sáng” miền đất hứa
  • Một cách nhìn khác về thưởng tết
  • Lương cao nhờ lợi thế độc quyền
  • Nhân lực ngành gỗ mới chỉ được đào tạo trong nhà máy
  • Sẽ điều chỉnh chênh lệch lương, thưởng tại doanh nghiệp Nhà nước
  • Tp.HCM bắt đầu chi trả bảo hiểm thất nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu