Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lúng túng bảo hiểm thất nghiệp tại Tp.HCM

Nhiều người đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp nhưng không có sổ bảo hiểm xã hội. - tinkinhte.com
Nhiều người đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp nhưng không có sổ bảo hiểm xã hội.

Tp.HCM hiện có gần 1,5 triệu lao động tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó hơn 1,27 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Từ ngày 4/1/2010, Tp.HCM chính thức triển khai chi trả bảo hiểm thất nghiệp, những người lao động đến đăng ký không nhiều như dự  đoán, trừ 2 ngày đầu tiên. Theo báo cáo của Sở  Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến hết ngày 7/1, có 1.435 người lao động mất việc, nghỉ việc đến các văn phòng chi trả bảo hiểm thất nghiệp để đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên, đại đa số vẫn còn mù mờ và có nhiều cách hiểu khác nhau về loại bảo hiểm này.

Anh Bùi Quyền vừa nghỉ việc ở Công ty Tấn Phát, Thủ Đức cho biết: “Đến điểm đăng ký ở Trường Trung cấp nghề Thủ đức tôi mới biết rằng phải có quyết định thôi việc, sổ bảo hiểm và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1 năm trở lên mới được hưởng trợ cấp”.

Tình trạng này khiến các cán bộ phụ trách phải rất vất vả để giải thích cho người lao động hiểu rõ. Tuy nhiên, do lần đầu tiên thực hiện có khá nhiều vấn đề phát sinh, nên chính cán bộ tại các điểm đăng ký cũng tỏ ra lúng túng.

Bà Nguyễn Ngọc Lan, phụ trách điểm đăng ký thất nghiệp tại trường Trung cấp nghề Thủ Đức cho biết: “Nhiều công ty chưa nắm vững và cũng chưa phổ biến rộng rãi cho người lao động".

Một vấn đề gây lo lắng nhất cho người lao động là qui định trong vòng 15 ngày, kể từ khi đăng ký người lao động phải nộp bảo hiểm xã hội có xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nhưng trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thường hẹn người lao động sau 1 tháng nghỉ việc mới nhận được sổ bảo hiểm xã hội. Bởi theo Luật Bảo hiểm xã hội, trong vòng 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Ông Nguyễn Văn Sê, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM cho biết: sở đã làm việc với Bảo hiểm Xã hội Tp.HCM và thông báo đến các doanh nghiệp về qui trình chốt sổ trả sổ bảo hiểm xã hội. Hiện ở Tp.HCM sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chốt sổ cho người lao động tối đa 25 ngày, như vậy đã giảm bớt 5 ngày so với qui định.

Bảo hiểm xã hội Tp.HCM cũng cho biết, để đáp ứng nhu cầu của người lao động, kể từ ngày 4/1/2010 những trường hợp chốt sổ bảo hiểm xã hội để đăng ký thất nghiệp sẽ được chốt sổ trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối với các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội Tp.HCM đã chấp nhận cho những doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội với 1 tháng phải được chốt sổ để người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu nợ dưới 3 tháng, doanh nghiệp phải cam kết trả nợ, mới được chốt sổ.

Bà Trịnh Thị Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Tp.HCM cho rằng: “Người lao động về quê có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký, làm hồ sơ. Giấy ủy quyền phải có chứng thực của địa phương nơi tạm trú. Đối với người có yêu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thì cấp giấy giới thiệu và đơn chuyển cho người lao động mang về địa phương".

Cũng theo bà Chi, không riêng gì người lao động, mà chính các cán bộ đăng ký trong nhiều tình huống phát sinh phải xin ý kiến chỉ đạo, chờ hướng dẫn của sở, của bộ. Chi trả trợ cấp thất nghiệp do vẫn đang trong quá trình triển khai nên phải vừa làm vừa điều chỉnh.

Những vướng mắc, lúng túng trong quá trình triển khai chi trả thất nghiệp đã được lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và xã hội theo dõi và chỉ đạo Trung tâm giới thiệu việc làm Tp.HCM, họp rút kinh nghiệm và từng bước đơn giản hóa thủ tục khi người lao động đến đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhưng trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp, dù hàng tháng vẫn thu của người lao động là vấn đề vượt thẩm quyền Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM. Sở đang xin ý kiến hướng dẫn từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để có hướng giải quyết thoả đáng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm trở lại làm việc.

(Theo Kim Dũng // Vneconomy)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc giảm 60%
  • Bảo hiểm thất nghiệp: Chưa chi đã vướng
  • 66% dân số Việt Nam trong độ tuổi 15-59
  • Hà Nội: Công bố 7 điểm đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp
  • Người lao động được thưởng Tết 2010 trung bình 1 tháng lương
  • Quỹ trợ vốn CNVC-LĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình: Chỗ dựa mới để thoát nghèo
  • Tiền công lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chưa thỏa đáng
  • Chênh lệch lương thưởng: Khoảng cách ngày càng lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu