Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mở rộng quy mô, hình thức đào tạo thợ dầu khí

Tiền thân là Trường công nhân kỹ thuật dầu khí, qua 35 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, Trường cao đẳng Nghề dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) đã khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, là cái nôi đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho hầu hết các dự án dầu khí trong cả nước, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành và quá trình CNH, HÐH đất nước.

Học sinh thực tập vận hành hệ thống khoan thăm dò dầu khí.

Công tác tại Ban Lặn Xí nghiệp Vận tải biển thuộc Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Nguyễn Thanh Nghĩa luôn được đồng nghiệp quý trọng, cả trong chuyên môn lẫn sinh hoạt hằng ngày. Nghĩa tâm sự, nghề lặn lắm rủi ro, nguy hiểm, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Người thợ lặn, ngoài giỏi về chuyên môn, phải vững vàng về tâm lý, bình tĩnh xử lý mọi tình huống xảy ra. Nghĩa luôn tự hào về thời gian học nghề tại Trường cao đẳng Nghề dầu khí: "Nếu không có sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em không thể trưởng thành được như ngày hôm nay". Nghĩa kể: " Ngày đi thử việc, em run lắm, sợ trình độ chuyên môn của mình không đáp ứng được yêu cầu công việc. Chẳng ngờ mọi thứ đều ổn, lại được các anh, các chị trong xí nghiệp đánh giá cao. Nghĩ lại, bọn em luôn thầm cảm ơn mái trường mình đã học, đã trang bị cho chúng em những hành trang cần thiết để vào đời...". Cũng như Nghĩa, hầu hết sinh viên Trường cao đẳng Nghề dầu khí khi ra trường đều được các đơn vị trong và ngoài ngành đánh giá cao, cả về chuyên môn lẫn tác phong làm việc.

Bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đó vừa là mục tiêu, vừa là quyết tâm của cả tập thể hơn 300 cán bộ, đảng viên, công nhân viên Trường cao đẳng Nghề dầu khí. Và để thực hiện nhiệm vụ khó khăn này, Ðảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường xác định, khâu đột phá chính là yếu tố "con người". Bí thư Ðảng ủy, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề dầu khí Vũ Duy Hảo cho biết, đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có chất lượng, giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng là yêu cầu cấp bách cũng như lâu dài của đơn vị. Theo đó, hằng năm, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ của trường đều được tham gia các khóa bồi dường, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, tham gia các lớp lý luận chính trị. Nhiều giảng viên, cán bộ trẻ được đưa đi đào tạo dài hạn tại nước ngoài, tham gia nghiên cứu, thực tập tại những cơ sở sản xuất hiện đại, có công nghệ tiên tiến trên thế giới. Anh Bùi Xuân Tạo, giảng viên Khoa An toàn - Môi trường, cho biết, Trường cao đẳng Nghề dầu khí là một trong những cơ sở đào tạo về an toàn và môi trường uy tín, là địa chỉ tin cậy của hơn 150 công ty trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và một số lĩnh vực khác. Trong đó phải kể đến những tập đoàn và công ty dầu khí lớn như: BP, Petronas Carigali, JVPC, VRJ, Cuulong JOC, Hoang Long/Hoan Vu JOC, Mitsubishi, Transocean, PTSC, PVEP, Vietsovpetro... Hằng năm nhà trường đều tổ chức các hội thi tay nghề, cử giáo viên tham gia hội giảng cấp ngành, cấp quốc gia và đều đạt được những thành tích đáng khích lệ. Ðiển hình tại Hội thi tay nghề ngành dầu khí lần thứ nhất, sáu giảng viên của trường đều đoạt giải cao với ba huy chương vàng, ba huy chương đồng; tại Hội giảng giáo viên toàn quốc năm 2009, hai giảng viên của trường đã giành giải nhất.

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ nhà trường lần thứ 12 (nhiệm kỳ 2005-2010) xác định: "Ðào tạo- dịch vụ đào tạo- dịch vụ kỹ thuật là mô hình phát triển của trường ở thời điểm hiện nay cũng như lâu dài". Ðể thực hiện định hướng phát triển chiến lược đó, năm năm qua, Ðảng ủy, Ban giám hiệu Trường cao đẳng Nghề dầu khí không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, với nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Ðến thăm các khoa, phòng, cơ sở đào tạo của nhà trường để thấy hết sự bề thế, chuyên nghiệp cả trong tổ chức lẫn triển khai thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ. Với mục tiêu học phải đi đôi với hành, Ðảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chủ động đề xuất tập đoàn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Theo đó, hệ thống phòng học, phòng mô phỏng, xưởng thực tập, phòng thí nghiệm của trường đều đạt tiêu chuẩn Vilas ISO/IEC 17025:2001. Ðây được xem là những phòng thí nghiệm, thực tập hiện đại nhất ở Việt Nam hiện nay. Giới thiệu với chúng tôi, anh Thế Anh, giảng viên cơ khí, khẳng định: Học viên sau khi thực tập tại đây sẽ không còn cảm giác bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường sản xuất thực tế. Bởi những quy trình, công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới trong thăm dò, khai thác, chế biến, lọc hóa dầu... đều được nhà trường cập nhật thường xuyên với hệ thống thiết bị thực hành, mô phỏng hiện đại. Nhờ vậy, ngoài giảng dạy, trường còn là đơn vị tiên phong trong thực hiện đào tạo kết hợp với dịch vụ sản xuất. Bằng uy tín và năng lực của mình, nhà trường được chỉ định thầu và thắng thầu nhiều hợp đồng dịch vụ quan trọng như: Hợp đồng lặn khảo sát các giàn khoan (trung bình mỗi năm khảo sát từ chín đến 12 giàn) cho Vietsovpetro, hợp đồng khảo sát giàn ống đứng cho PV Gas, hợp đồng lắp đặt blat cho Cửu Long JOC, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực vận hành cho các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy đạm Cà Mau, Phú Mỹ, Nhà máy điện Nhơn Trạch, Nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Ðình Vũ...Theo đồng chí Vũ Duy Hảo, năm 2009, ngoài việc mở 89 lớp với hơn 3.000 học viên theo kế hoạch đào tạo của tập đoàn, nhà trường còn tổ chức mở hơn 450 lớp đào tạo dịch vụ với sự tham gia của gần 7.500 học viên. Tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ đào tạo tăng từ 30% (giai đoạn 2001-2005) lên hơn 50% tổng doanh thu toàn đơn vị hiện nay. "Nhu cầu đào tạo, tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, nâng ngạch, ngoại ngữ... là rất cao. Nhằm khai thác hiệu quả mọi nguồn lực của nhà trường, ngoài triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo của tập đoàn, Trường cao đẳng Nghề dầu khí còn tổ chức các khóa đào tạo theo nhu cầu của từng đơn vị, liên kết với các cơ sở giáo dục uy tín trong cả nước mở các lớp đào tạo chuyên sâu, bổ túc, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ trong và ngoài ngành qua các khóa đào tạo về nghiệp vụ, kỹ năng. Chúng tôi luôn xác định, đào tạo phải gắn với nhu cầu xã hội, phải cung cấp cho người học những kiến thức họ đang cần, đang thiếu, đáp ứng được những yêu cầu công việc đề ra". Trưởng khoa Bồi dưỡng và giáo dục thường xuyên Nguyễn Hữu Cường cho biết: Bước sang năm 2010, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao, Trường cao đẳng Nghề dầu khí đang tập trung xây dựng kế hoạch mở rộng quy mô, hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục tìm kiếm và khai thác hiệu quả các hoạt động dịch vụ, vốn là thế mạnh, qua đó khẳng định uy tín và "thương hiệu" của một ngôi trường không chỉ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dầu khí mà còn cho nhiều ngành, nghề khác trong xã hội.

(Bài và ảnh: LÊ ANH TUẤN  // Báo Nhân dân)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Sự kiện - Phân tích: Thị trường lao động Trung Quốc chuyển dịch mạnh
  • 2,5 triệu euro để xóa bỏ các hình thức lao động tồi tệ với trẻ em
  • Đóng gần trăm triệu đồng ra nước ngoài... nhặt rác
  • Kết nối cung – cầu lao động
  • Quý 2.2010, TP.HCM cần 110.000 lao động
  • Cơ hội cho người tìm việc
  • 25.000 trẻ em đang làm việc trong môi trường độc hại
  • Quý I/2010: Gần 17.000 lao động xuất khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu