Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sự kiện - Phân tích: Thị trường lao động Trung Quốc chuyển dịch mạnh

Hiện tượng tuyển dụng lao động khó khăn của khu vực duyên hải Trung Quốc cho thấy nền kinh tế khổng lồ này đang có sự chuyển dịch mạnh.

Việc nông dân Trung Quốc làm công đưa ra yêu cầu cao hơn cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình hình "thiếu nguồn lao động" - Ảnh: BBC

Kể từ đầu năm đến nay, song song với việc kinh tế Trung Quốc phát triển theo chiều hướng tốt, các khu vực phát triển duyên hải – biểu tượng thành công của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã xuất hiện hiện tượng "thiếu nguồn lao động", một số doanh nghiệp không thể tuyển đủ số lượng công nhân.

Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng ngoài việc nâng cao đãi ngộ cho người lao động và chuyển dịch mang tính khu vực, điều quan trọng hơn của các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay là đẩy mạnh nâng cấp kết cấu ngành nghề và thay đổi cục diện hoàn toàn dựa vào sức lao động rẻ tiền.

 Kể từ đầu năm 2010 đến nay, kinh tế thế giới khôi phục về tổng thể, đơn đặt hàng của rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã gia tăng lớn. Trong khi đó, một số doanh nghiệp như sản xuất đồ điện, chế tạo máy móc, dệt may, sản xuất giày... ở khu vực duyên hải Đông Nam lại thiếu công nhân lành nghề một cách nghiêm trọng, rất nhiều địa phương đã xuất hiện hiện tượng "thiếu nguồn lao động". Điều này đã dẫn đến sự quan tâm rộng khắp của xã hội.

Thứ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực và Đảm bảo xã hội Trung Quốc Hồ Hiểu Nghĩa nói rằng "thiếu nguồn lao động" là hiện tượng mang tính giai đoạn. Theo điều tra của Bộ này,  nhu cầu tuyển dụng công nhân đã tăng 15% so với năm ngoái. Một số ngành nghề ở khu vực duyên hải đã xuất hiện hiện tượng tuyển dụng công nhân gặp khá nhiều khó khăn.

Do chịu sự tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế, bắt đầu từ 6 tháng cuối năm 2008, rất nhiều doanh nghiệp ở khu vực duyên hải Đông Nam Trung Quốc buộc phải giảm sản lượng và ngừng sản xuất, hàng loạt công nhân mất việc làm và trở về quê. Do những năm gần đây kinh tế của các khu vực như miền Trung, miền Tây và khu vực Đông Bắc Trung Quốc phát triển rất nhanh, phần lớn người trở về quê có thể tìm việc làm một cách nhanh chóng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp ở vùng duyên hải hầu như đã mất thế mạnh rõ ràng về lương bổng, an sinh xã hội, tương lai phát triển của cá nhân..., cho nên từ khi khủng hoảng kinh tế dịu bớt, rất nhiều người vẫn lựa chọn làm việc ngay tại quê hương, không muốn xa nhà tìm việc làm nữa.

Ngoài ra, nông dân làm công đưa ra yêu cầu cao hơn cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình hình "thiếu nguồn lao động" kể trên. Nông dân làm công thế hệ 8X và 9X có tư tưởng thông thoáng hơn, trình độ tiếp thu giáo dục cao hơn. Chính vì vậy, họ có yêu cầu cao hơn về môi trường việc làm, thù lao cũng như phúc lợi xã hội.

Trước hiện tượng này, Giám đốc Ban Nghiên cứu Dân số và Kinh tế lao động thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Thái Phỏng nói rằng xét về ý nghĩa nào đó, hiện tượng "thiếu nguồn lao động" là một hiện tượng tốt, có lợi cho thúc đẩy tăng thu nhập cho nông dân làm công và chuyển dịch mang tính khu vực, bên cạnh đó có thể thúc đẩy các doanh nghiệp chủ động hoặc thụ động đẩy nhanh tốc độ nâng cấp kết cấu ngành nghề và cải tạo kỹ thuật, nhằm thực hiện sự phát triển bền vững.

Kể từ đầu tháng 3 đến nay, các tổ chức như cơ quan dịch vụ hỗ trợ tìm việc làm, công đoàn, hội liên hiệp phụ nữ... đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm làm dịu hiện tượng thiếu nguồn lao động, tổng cộng tổ chức hơn 5.000 buổi tuyển lao động, bắc cầu nối cho các doanh nghiệp và người lao động của các doanh nghiệp, đồng thời tổ chức tập huấn cho người lao động, nhờ đó đã làm dịu phần nào khó khăn trong việc tuyển dụng công nhân cho một số doanh nghiệp.

Hiện tượng tuyển dụng lao động khó khăn của khu vực duyên hải Trung Quốc cho thấy nền kinh tế khổng lồ này đang có sự chuyển dịch mạnh, khiến nhà chức trách cần có sự điều chỉnh thích hợp.

(Theo Nguyễn Chiến // Tin Chính phủ)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • 2,5 triệu euro để xóa bỏ các hình thức lao động tồi tệ với trẻ em
  • Đóng gần trăm triệu đồng ra nước ngoài... nhặt rác
  • Kết nối cung – cầu lao động
  • Quý 2.2010, TP.HCM cần 110.000 lao động
  • Cơ hội cho người tìm việc
  • 25.000 trẻ em đang làm việc trong môi trường độc hại
  • Quý I/2010: Gần 17.000 lao động xuất khẩu
  • Gỡ gánh nặng lao động trên vai 5.000 trẻ em
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu