Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mức lương tối thiểu: Còn nhiều ý kiến trái chiều

Mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh như thế nào và các quy định về vùng hưởng lương vẫn còn những ý kiến khác nhau.



Nhiều doanh nghiệp FDI đã trả lương bằng hoặc cao hơn mức lương dự kiến của năm 2010 (Ảnh: HOÀI NAM)

Ngày 15/9 tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐ-TB-XH) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các bộ, ngành và doanh nghiệp (DN) khu vực phía Bắc về phương án điều chỉnh lương tối thiểu năm 2010. Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho biết, Bộ sẽ cố gắng chậm nhất là 10/10 sẽ lựa chọn phương án điều chỉnh cuối cùng để trình Chính phủ phê duyệt, tạo điều kiện để DN có điều kiện chuẩn bị thực hiện. 

Trong điều kiện suy thoái kinh tế như hiện nay, việc chia sẻ khó khăn giữa Nhà nước, DN và người lao động là rất cần thiết, tuy nhiên, mức điều chỉnh sẽ được tính toán dựa trên ý kiến của DN và người lao động để đảm bảo yếu tố trượt giá, có tính đến tăng trưởng kinh tế, cung - cầu lao động và khả năng chi trả của DN. 

Ông Hoàng Minh Hào, Phó vụ trưởng Vụ Tiền lương (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, theo lộ trình thống nhất tiền lương tối thiểu đã được phê duyệt đến năm 2012, DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ có chung mức lương tối thiểu. Năm nay, dự kiến mức tăng đối với các DN trong nước khoảng 13 – 15%, các DN FDI sẽ từ 9 – 11%. 

Ông Hào cho hay, lương tối thiểu tăng quá cao, sẽ ảnh hưởng tới tình trạng việc làm của người lao động và có thể làm tăng thất nghiệp. Mặt khác, việc tính mức tăng ra sao cũng còn phải phụ thuộc vào khả năng chi trả của ngân sách, khả năng chi trả của DN. Theo số liệu thống kê kinh tế, chỉ số tăng giá tiêu dùng của 8 tháng đầu năm nay là 3,47%, vì vậy, với mức tăng như đề nghị sẽ đáp ứng được phần nào cuộc sống của người lao động. 

Về thực hiện lộ trình tăng lương trong khu vực DN, việc điều chỉnh sẽ phức tạp hơn vì hiện tại đang chia theo hai khu vực DN trong nước và DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DN FDI). Việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng khu vực DN trong nước còn mang ý nghĩa quan trọng, đó là nhằm tăng ngang bằng với mức lương vùng đang áp dụng cho các DN FDI. Điều này đảm bảo các loại hình DN sẽ có chung một mức lương tối thiểu vào năm 2012, tránh tình trạng bất bình đẳng giữa các loại hình DN theo đúng “cuộc chơi” của cơ chế thị trường. 

Tại cuộc hội thảo vẫn còn có nhiều luồng ý kiến khác nhau về giới hạn mức tăng lương tối thiểu. Đại diện một số DN FDI cho rằng, mức tăng 9-11% là quá cao sẽ gây khó cho DN, do chi phí đầu vào bị đội lên quá nhiều. KHó khăn sẽ tăng thêm khi mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2010, cũng đồng thời tăng thêm 1% so với hiện nay. Do vậy, các DN đề nghị, trong năm 2010 lương tối thiểu khu vực DN FDI chỉ nên tăng ở mức 7%. 

Tuy nhiên, theo bà Kim Anh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, hiện nay chỉ có 2/7 DN liên doanh là thành viên của Tổng công ty đang trả mức lương tối thiểu bằng mức mà Bộ LĐ-TB-XH dự kiến cho năm 2010, các DN còn lại đều đã trả cao hơn mức này khá nhiều. Một nghiên cứu khác của Bộ LĐ-TB-XH tại 1.500 DN cũng cho thấy, khoảng 90% trong số này đã trả lương bằng hoặc cao hơn mức lương dự kiến của năm 2010. Mặc khác, với những mức tăng trên, chi phí đầu vào của DN chỉ tăng khoảng 0,5% (trong đó DN Nhà nước khoảng 0,3%, DN dân doanh khoảng 0,5%, DN FDI khoảng 0,6%, DN dệt may, da giày 1,15%). Do vậy, mức tăng này là theo đề xuất của Bộ LĐ- TB – XH là hợp lý. 

Tuy vậy, đại diện tổ chức công đoàn các địa phương lại cho rằng, mức lương tối thiểu dự kiến 2010 chưa đáp ứng được tốc độ trượt giá, vì vậy chưa góp phần đảm bảo cuộc sống của người lao động. Nhất là trong khối hành chính sự nghiệp, mức dự kiến chỉ là 730.000 đồng/tháng, tương đương mức lương tối thiểu tại vùng 4. Mà lương tối thiểu là mức chi trả cho người lao động làm những công việc giản đơn, trong khi công chức là những người có trình độ, làm việc trí óc. Mức tăng như vậy là chưa hợp lý và công bằng. 

Do đó theo bà Kim Anh, vấn đề là Bộ LĐ-TB-XH nên có những điều tra cụ thể về 2 vấn đề cụ thể, đó là mức sống tối thiểu của người dân các vùng là bao nhiêu và DN chịu được mức chi phí đến đâu. Có được những kết quả điều tra đó, mới có thể cân đối, điều chỉnh mức độ tăng lương để vừa đảm bảo hài hòa lợi ích người lao động và DN. 

Ngoài ra, các đại biểu cũng nhất trí việc giữ nguyên việc quy định lương tối thiểu theo 4 vùng như hiện nay. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, Bộ LĐ-TB-XH nên có những tiêu chí cụ thể quy định việc phân vùng các địa phương, không nên theo cơ chế điểm danh đang được áp dụng hiện nay. Tiêu chí có thể là số lượng lao động, số lượng và diện tích khu công nghiệp của địa bàn. 

“Có một DN của chúng tôi chỉ cách nhau địa bàn bên cạnh một cây cầu vài chục mét, nhưng lại thuộc vùng có mức lương tối thiểu cao hơn nhiều, trong khi điều kiện tại hai địa phương hoàn toàn giống nhau. Như vậy sẽ thiệt thòi cho DN rất nhiều” bà Kim Anh lý giải.

(Theo Phan Long // Báo đầu tư )

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Giải quyết tranh chấp lao động: Kinh nghiệm từ quận Hà Đông
  • Thị trường lao động Hà Nội: Cung - cầu vẫn chưa gặp nhau
  • Lao động ngành công nghiệp tháng 9 dự kiến tăng 1,3%
  • "Chợ" lao động tại làng hoa Tây Tựu
  • Sốt thợ hồ
  • Kết quả điều tra dân số chưa cho biết tỷ lệ thất nghiệp
  • Giá nhân công xây dựng ở Hà Nội tăng mạnh
  • Năm 2009: Khoảng 70.000 người đi xuất khẩu lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu