Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường lao động Hà Nội: Cung - cầu vẫn chưa gặp nhau

Thống kê trên địa bàn Hà Nội cho thấy, ở thời điểm cuối năm 2008 và quý I-2009, có hơn 30.000 lao động mất việc và thiếu việc làm. Từ đầu quý II đến nay, nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội tăng lên nhanh nhưng các nhà tuyển dụng và người lao động vẫn chưa "gặp" được nhau.

 Số  "mua" và "bán" đều thấp

Theo thống kê, trong 3 năm từ 2006 đến 2008, trên địa bàn thành phố có 35.245 doanh nghiệp được thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp từ 40.890 doanh nghiệp lên 76.135 doanh nghiệp. Tổng số nhu cầu về lao động trong 3 năm cũng tăng 158.500 người. Xét trên tổng thể, số cầu về lao động đạt khoảng 75% so với tổng số cung. Chỉ tính riêng năm 2008, quy mô cầu lao động là 49.000 người thì quy mô của cung lao động là 65.000 người. Theo các chuyên gia về lao động, đây là một tỷ lệ khá lý tưởng và cân bằng giữa cung và cầu.

 Bước sang quý II-2009, nền kinh tế dần hồi phục và theo đó là sự hồi phục của thị trường lao động. Mặc dù chưa phản ánh đầy đủ những diễn biến của thị trường lao động, nhưng sàn giao dịch việc làm Hà Nội đang được xem như một phương pháp đong đếm thị trường đặc thù này. Liên tiếp trong các phiên giao dịch việc làm gần đây, kể cả các phiên tại chỗ hay lưu động tại các quận, huyện, số nhu cầu tuyển dụng luôn ở mức cao, từ 4.500 đến 7.000 chỉ tiêu.

 Ông Vũ Quang Thành, Phó phòng Thị trường lao động - Trung tâm Việc làm Hà Nội khẳng định, số chỉ tiêu tuyển dụng đó hoàn toàn có thật, xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp. Hơn thế, với điều kiện và quy mô của sàn giao dịch việc làm hiện tại vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu tham gia của các nhà tuyển dụng. Trong khi đó, số ứng viên đến luôn luôn đạt mức 5.500 người đến 7.500 người, nhưng các nhà tuyển dụng chỉ tìm được khoảng 20% nhu cầu của mình.

 Ngoài sàn giao dịch việc làm được tổ chức định kỳ mỗi tháng 2 lần, được sự đồng ý của thành phố, trung tâm đã lập tổng đài 1080 nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Qua kênh thông tin này, đã có hàng nghìn người được kết nối, giới thiệu đến nhà tuyển dụng. Nhưng có một thực tế là người cần việc vẫn cứ tìm việc, còn nhà tuyển dụng vẫn không tìm được người.

 Bao giờ mới "gặp" nhau?

Nói về hiện trạng này, các chuyên gia về quan hệ lao động cho rằng: Người lao động đang có tâm lý "kén cá chọn canh". Lại có nhận định, sở dĩ các nhà tuyển dụng không tìm được người là do các chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng. Vì thế, cung - cầu vẫn chưa thể gặp được nhau. Điều đó dẫn tới việc mỗi năm có khoảng 150.000 đến 160.000 người không tìm được việc làm.

 Nhằm giải quyết vướng mắc này, theo đề án phát triển thị trường lao động đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 xác định 4 nhóm giải pháp: kích cầu, nâng cao chất lượng cung - cầu lao động, phát triển hệ thống thông tin thị trường nhằm hoàn thiện hệ thống giao dịch việc làm vào tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường lao động và giải quyết việc làm.

 Ở từng nhóm giải pháp, đề án xác định khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt ở khu vực sử dụng nhiều lao động và làng nghề. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng phải quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư, phát triển hệ thống dạy nghề, phấn đấu giai đoạn 2010-2015 mỗi năm đào tạo khoảng 120.000 người và đến giai đoạn 2015-2020 là 73.000 người/năm. Với lượng nhân lực được đào tạo như trên hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các nhà tuyển dụng.

 Theo nhận định chung, hiện tại nếu các nhà tuyển dụng không cải tiến chính sách về lương, điều kiện làm việc, môi trường làm việc thì rất khó tìm người. Ngược lại, nếu người lao động không chủ động nâng cao kiến thức, tay nghề và kỹ năng nghề thì mọi cố gắng của cơ quan chức năng cũng không phát huy hiệu quả. Để cung - cầu gặp được nhau, yếu tố quyết định ở cả nhà tuyển dụng và bản thân người lao động.

(Theo Bảo Chân // Hanoimoi Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Lao động ngành công nghiệp tháng 9 dự kiến tăng 1,3%
  • "Chợ" lao động tại làng hoa Tây Tựu
  • Sốt thợ hồ
  • Kết quả điều tra dân số chưa cho biết tỷ lệ thất nghiệp
  • Giá nhân công xây dựng ở Hà Nội tăng mạnh
  • Năm 2009: Khoảng 70.000 người đi xuất khẩu lao động
  • Bức tranh việc làm, thêm nhiều gam màu sáng
  • 920 vị trí công việc cho sinh viên miền Trung
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu