Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành công nghiệp: Thiếu nhân lực kỹ thuật cao trầm trọng

Lao động kỹ thuật cao đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Công ty cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ dầu khí Vũng Tàu.

CUNG KHÔNG ĐỦ CẦU

Bà Rịa – Vũng Tàu đang là nơi hội tụ của những dòng công nghệ cao, đặc biệt là ở các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn. Ngoài lĩnh vực dầu khí, một số ngành sản xuất công nghiệp ra đời sau này cũng đã có những dây chuyền sản xuất sử dụng công nghệ kỹ thuật bậc nhất, nhì trên thế giới như: sản xuất thép, xi măng, đóng tàu,… Chính vì vậy, nhu cầu lao động phục vụ cho các nhà máy, xí nghiệp để vận hành các thiết bị hiện đại này rất lớn. Yêu cầu của các nhà máy này là phải có đội ngũ lao động, tuy không nhiều nhưng phải thật “tinh”, tay nghề cao, tốt nhất là có được các chứng chỉ quốc tế. Ông Lê Thành Kính, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu (Vũng Tàu Shipyard) cho biết: “Nếu không có nguồn lao động kỹ thuật cao, sẽ không thể ký hợp đồng sửa chữa tàu thuyền với các đối tác nước ngoài. Do vậy, Vũng Tàu Shipyard phải tuyển chọn một đội ngũ khoảng 6, 7 lao động đã có tay nghề, cho đi đào tạo chứng chỉ lao động kỹ thuật chuẩn quốc tế. Cứ 6 tháng một lần công ty lại tổ chức cho lao động đi đào tạo và thi lấy chứng chỉ lại. Mặc dù chi phí tốn kém rất nhiều nhưng chúng tôi vẫn phải duy trì, nếu muốn đội ngũ lao động cả công ty có việc làm”.

Trong khi đó, việc đào tạo lao động kỹ thuật cao trong tỉnh chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà máy. Theo Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, từ nay đến năm 2015, bình quân mỗi năm nhu cầu lao động cho toàn địa bàn tỉnh vào khoảng 20.000 người, trong đó, chủ yếu cung ứng cho các KCN. Tuy nhiên, thực tế, hiện số lao động được đào tạo từ các trung tâm dạy nghề của tỉnh mới chỉ được khoảng 3.000-4.000 người/năm, mà chủ yếu là trình độ sơ cấp đến trung cấp, thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên, ngành nghề đào tạo phần nhiều là cơ khí, may mặc, điện, tiện, hàn… Số lao động này mới chỉ đảm đương được những công việc đơn giản chứ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc có tính chất phức tạp.

DOANH NGHIỆP TỰ ĐÀO TẠO

Để có được đội ngũ lao động lành nghề và lao động kỹ thuật cao, hầu như các doanh nghiệp phải tự đào tạo, kinh phí này hàng năm là rất lớn. Chẳng hạn, Công ty TNHH Vietubes là một đơn vị chuyên ngành sản xuất chế tạo ren ống, gia công, sửa chữa, phục hồi và kiểm tra, kiểm định các loại cần khoan ống chống, sản xuất đầu nối, khớp nối phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam và xuất khẩu. Những công việc đó đòi hỏi nguồn lao động phải thật “tinh”. Chỉ cần một sai sót rất nhỏ trong ống ren cũng có thể gây hại cho cả một giàn khoan lớn. Ông Trần Nguyên Hoài, Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Vietubes, cho biết: “Tuyển chọn lao động trong tỉnh không được, chúng tôi tìm kiếm ở ngoài tỉnh, có khi ra tận Khánh Hòa. Hầu hết số lao động này còn phải đưa ra nước ngoài đào tạo tiếp, mỗi năm kinh phí hơn 500 triệu đồng.

Liên kết với các trường trong tỉnh, nhưng đào tạo theo công nghệ của doanh nghiệp kết hợp với tu nghiệp nước ngoài là một mô hình đã được sử dụng ở một số đơn vị. Công ty TNHH Strategic Magine (KCN Đông Xuyên) là đơn vị đóng tàu xuất khẩu lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến từ qui trình thiết kế hình ảnh, đến khâu thi công vỏ tàu, thân tàu, trang bị bên trong cho tới khâu hạ thủy. Sản phẩm mà doanh nghiệp làm ra được sử dụng dưới nước, nên đội ngũ thợ hàn đòi hỏi trình độ tay nghề phải đạt chuẩn quốc tế. Để có được hơn 1.000 lao động “như ý”, công ty đã liên kết với trường Trung cấp nghề Hồng Lam và một trường tại Singapore, tự bỏ chi phí ra để tổ chức cho sinh viên thực tập tại nhà máy. Thậm chí có trường hợp Công ty còn trả lương cho thực tập sinh. Khi ra trường, Công ty tiếp nhận những lao động được đào tạo dưới hình thức liên kết này, sau đó tiếp tục đào tạo thường xuyên để nâng cao tay nghề.

Tuy nhiên, liên kết đào tạo theo mô hình trên không dễ. Ông Lê Thành Kính, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ dầu khí Vũng Tàu, cho biết: Để mối liên kết này đạt hiệu quả đòi hỏi các trường đào tạo nghề trong tỉnh phải đủ khả năng đào tạo công nhân có tay nghề chứng chỉ chuẩn quốc tế. Trong khi đó, đa phần các trường dạy nghề trên địa bàn khó đáp ứng được yêu cầu này.

Do nguồn nhân lực kỹ thuật cao không đáp ứng đủ nhu cầu nên trong các nhà máy công nghiệp hiện nay xuất hiện tình trạng “chảy” lao động từ nơi này sang nơi khác, từ nơi có thu nhập thấp sang nơi có thu nhập cao, từ các nhà máy sản xuất trong nước sang các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là sự chuyển động tất yếu của thị trường lao động. Tuy nhiên, hiện trạng này báo động một yêu cầu thực tế là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải có chiến lược kịp thời về đào tạo nhân lực kỹ thuật cao không còn là đón đầu mà để giải quyết trước mắt tình trạng thiếu hụt lao động hiện đã xảy ra.

(Bài, ảnh: Hồng Nhung // Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Cảnh báo từ thị trường lao động Nga
  • Quản lý lao động nước ngoài: “Tôi không đùn đẩy trách nhiệm!”
  • Phát triển nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long : Từ góc nhìn nông nghiệp - nông thôn
  • Bình Dương: Thị trường lao động đã dần hồi phục
  • Người Việt tại Czech thời kinh tế khó khăn
  • Khó tuyển lao động phổ thông
  • Diễn đàn MDEC An Giang 2009 với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL thời kỳ hội nhập”
  • Kích cầu chưa tạo nhiều việc làm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu