Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long : Từ góc nhìn nông nghiệp - nông thôn

Xem hình
Ảnh: THÀNH CHINH

Trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế ĐBSCL (MDEC) năm 2009 do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ giao cho An Giang đăng cai tổ chức, tại TPHCM vừa diễn ra Hội thảo chuyên đề " Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL thời kỳ hội nhập". Đây cũng là chủ đề chính của Diễn đàn MDEC An Giang 2009 nhằm lấy ý kiến đóng góp cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, hướng tới nhiệm vụ phát triển lực lượng lao động có tay nghề và phát triển nguồn nhân lực quản trị doanh nghiệp khu vực ĐBSCL để thích nghi trong thời kỳ mới…

Với đặc thù là vựa lúa, vựa rau quả của cả nước, đại bộ phận người dân nông thôn ở ĐBSCL sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Hiện nay, khi kinh tế đất nước phát triển, hàng hóa giao thương đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có không ít  công sức đóng góp của nông dân - tức là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Về một phương diện nào đó, có thể xem như nông dân  là những người  đầu tiên dấn bước trên con đường " hội nhập". Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một thực tế khác, sản phẩm nông nghiệp của ta còn rất yếu kém, ngoại trừ một số mặt hàng đặc sản… Vì vậy, nhiệm vụ đang đặt ra cho những người làm công tác quản lý Nhà nước và đào tạo dạy nghề ở  ĐBSCL  là lấy nông nghiệp, nông thôn và nông dân làm trọng tâm, nhằm giải quyết vấn đề cấp bách  hiện nay là nâng cao tri thức, tay nghề để những sản phẩm nông dân làm ra đáp ứng tốt đối với yêu cầu thị trường; đồng thời xây dựng một môi trường làm việc tích cực, hiệu quả để thu hút thanh niên trở về sinh sống và làm giàu trên chính đồng ruộng của mìn.

Giải phóng năng lực sản xuất :

Qua hai mươi năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của toàn vùng phát triển  mạnh mẽ và ngày càng tăng, nhất là trong ba năm trở lại đây luôn vượt hai con số, đạt trên 12%. Đây là thời kỳ ĐBSCL phát triển chưa từng có trong lịch sử của vùng này. Thuận lợi cơ bản và cũng chính là thách thức lớn lao nằm ở chỗ : Tinh thần sản xuất hàng hóa của người dân ĐBSCL đang có xu hướng phát triển, song nó cũng mang tính tự phát ngày một tăng. Do thiếu trình độ kỹ thuật, thiếu hiểu biết về thông tin thị trường, nhiều phong trào tự phát đã gây ra cho nông dân nhiều rủi ro và tổn thương. Chính vì vậy, đào tạo, trang bị kỹ thuật, tri thức, công nghệ  cho nông dân song song với các giải pháp về chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản sẽ là chìa khóa để giải phóng năng lực sản xuất, hướng tới phát triển bền vững.

Theo nhà nghiên cứu xã hội Trần Văn Tư - Chủ tịch Hội Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Cần Thơ, nông dân ĐBSCL tiếp thu rất nhanh kiến thức khoa học kỹ thuật do điều kiện luôn cọ xát với thực tế. Điều này đã chứng minh  qua đội ngũ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng lớn mạnh và là cánh tay đắc lực của ngành  nông nghiệp, góp phần tạo ra sản lượng lương thực dồi dào cho tiêu dùng nội địa lẫn xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhiều người sáng chế thành công các loại  máy móc thiết bị  nông nghiệp ứng dụng vào thực tiễn rất hiệu quả. Đây sẽ là lực lượng nòng cốt để phối hợp với nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ đào tạo, dạy nghề cho nông dân. Họ cần được trang bị kiến thức về công nghệ sinh học hữu cơ để tiến tới nền sản xuất sạch, xóa dần nông nghiệp hóa chất. Họ cũng cần được chuyển giao công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch để giảm thất thoát, tăng lợi nhuận. Và, cũng nên xóa dần khoảng cách giữa  nông dân và nhà kinh doanh, để họ thấy rõ cái lợi của việc trở thành công nhân nông nghiệp, với tác phong mới trong thời kỳ cạnh tranh mang tính toàn cầu: Đó là nỗ lực trang  bị kiến thức về công nghệ thông tin, quản lý, hạch toán kinh tế nông hộ và mở rộng hiểu biết về thông tin thị trường để xác định chiến lược, kế hoạch sản xuất gắn với nhu cầu thị trường và chủ động cơ hội giao thương…

Phát huy vai trò kinh tế hợp tác :


Những vấn đề trên sẽ được tiến hành thuận lợi thông qua kinh tế hợp tác và đây sẽ là bước đi  phù hợp trong giai đoạn phát triển sắp tới, đặt nền tảng để tổ chức lại sản xuất và phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với  mô hình hợp tác xã nông nghiệp, hoặc cao hơn là liên hiệp hợp tác xã, nông dân sẽ tập hợp được sức mạnh về nguồn vốn, tích tụ đất đai để đầu tư  hiệu quả hơn. Nông dân cũng có thể góp vốn vào các hình thức hợp tác khác như công ty cổ phần tiêu thụ nông sản. Các mô hình này sẽ tạo ra một mặt bằng pháp lý đủ mạnh để giải quyết căn cơ nhiều vướng mắc mà kinh tế hộ đang vấp phải. Đó là việc đầu tư cho dây chuyền khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ,  tránh sản xuất đơn lẻ để phải thường xuyên đối mặt với những biến động thị trường và những vướng mắc về kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, kế hoạch đào tạo, dạy nghề cho nông dân sẽ có hướng triển khai tập trung và xác định được yêu cầu cụ thể về đối tượng, nhóm ngành nghề…

Xây dựng lực lượng lao động nông thôn có trình độ tri thức, tay nghề vững chắc  sẽ tạo điều kiện để phát huy sức mạnh nội lực nhằm kiến thiết phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ mới. Bên  cạnh đó, sẽ giữ chân được đội ngũ trẻ lao động sáng tạo làm ra của cải vật chất cho xã hội và nâng cao mức sống khu vực nông thôn…

(Theo THANH NGUYÊN // Angiang Online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Bình Dương: Thị trường lao động đã dần hồi phục
  • Người Việt tại Czech thời kinh tế khó khăn
  • Khó tuyển lao động phổ thông
  • Diễn đàn MDEC An Giang 2009 với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL thời kỳ hội nhập”
  • Kích cầu chưa tạo nhiều việc làm
  • 75.000 người nước ngoài đang làm tại Việt Nam
  • Khai trương sàn giao dịch việc làm Thanh Hóa
  • Người nghỉ hưu làm việc được trả thêm đến 24% tiền lương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu