Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nỗi niềm xuất khẩu lao động: “Ánh sáng” miền đất hứa

Được ra nước ngoài làm việc, nâng cao thu nhập gửi tiền về làm giàu cho gia đình là mong muốn chính đáng của nhiều người. Vì vậy, khi quyết định đi lao động ở nước ngoài, nhiều người luôn ôm ấp hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn, một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng trong thời điểm kinh tế đi xuống, mà nhiều nhà kinh tế ví là chạm đáy parabol, thì cũng có nhiều người đi lao động ở nước ngoài bị “chạm đáy” cuộc sống, khi những hợp đồng lao động, luật lao động đều có kẽ hở…

Đi tìm “miền đất  hứa”

Dạo gần cuối năm 2008, ở các vùng nông thôn trong tỉnh loan tin có nhiều lao động đi Malaysia bị trả về nước trước thời hạn. Những lao động ấy lại rơi vào phường Phước Lộc (thị xã La Gi), nơi mạnh dạn đẩy mạnh “xuất ngoại” và ít nhiều thành công, được UBND tỉnh khen thưởng năm 2007. Điều đó đã xóa đi giấc mơ “xuất ngoại” của nhiều thanh niên ở các nơi khác, khi họ quan niệm rằng: nơi ấy có nhiều kinh nghiệm mà cũng bị sự cố, huống chi là địa phương mình… Suốt từ đó đến nay, thanh niên trong tỉnh không còn tơ tưởng chuyện đi lao động nước ngoài. Các công ty tư vấn xuất khẩu lao động cũng im hơi lặng tiếng, rút về TPHCM. Từ chính quyền đến người dân không ai muốn nhắc đến chuyện xuất khẩu lao động, trừ gia đình của 12 thanh niên ở phường Phước Lộc bị trả về nước trước thời hạn, kiến nghị Ngân hàng Chính sách xã hội khoanh nợ số tiền mà họ đã vay trước đó.

Lần theo vấn đề đó, chúng tôi tìm đến phường Phước Lộc để tìm hiểu nguyên nhân, vì sao các lao động này bị trả về nước trước thời hạn. Trường hợp đầu tiên chúng tôi gặp là em Võ Kiều Mỹ Nhi (21 tuổi). Lúc đến thăm, Nhi đang cắm cúi cắt tóc cho khách tại một tiệm uốn tóc. Đây là nghề Nhi đã học trước khi quyết định sang Malaysia để tìm tương lai tươi sáng hơn. Đêm có quyết định ấy, Nhi suy nghĩ nhiều và cũng lo sợ khi nghĩ đến chuyện bị bỏ rơi nơi đất khách, quê người như báo chí đã từng phản ánh. Nhưng lúc ấy Nhi đã gạt đi, vì nghĩ ở phường đã có nhiều người đi xuất khẩu lao động và gửi tiền về cho gia đình trang trải cuộc sống. Bằng chứng trước mắt đã thuyết phục Nhi đi, dù biết phía trước sẽ lắm khó khăn.

Võ Kiều Mỹ Nhi làm thợ uốn tóc sau khi về nước

“Chạng vạng”

Nhi nhớ lại “Em đăng ký làm công nhân dệt sợi tại một nhà máy sợi ở Malaysia từ giữa năm 2007. Sang nước bạn ban đầu, công việc của em khá trôi chảy, nhưng đến đầu năm 2008 do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới, nhà máy nơi em làm không còn nhận được nhiều đơn hàng như trước. Từ đó, em và nhiều công nhân khác mỗi ngày đều đặn đến nhà máy nhưng không có việc gì làm cứ tăng dần, cho đến khi rảnh rỗi hẳn. Nhà máy vẫn trả lương đều đặn, nhưng lương luôn bị trừ dần cho những lần rảnh rỗi như thế. Cùng lúc này, có rất nhiều công nhân là lao động ở các nước như Ấn Độ, Băngladed… bị nhà máy cắt giảm liên tục. Chịu hết nổi, em và nhiều công nhân khác đã yêu cầu lãnh đạo nhà máy sớm giải quyết dứt điểm tình trạng trên. Nhưng lúc này, phía nhà máy lại hứa sẽ hợp thức hóa giấy tờ để em ra ngoài làm lao động tự do…”. “Vậy em có đồng ý ra ngoài làm việc không?”, tôi hỏi tò mò. Nhi đã xử sự khôn ngoan: “Em không dám đồng ý, vì thấy làm việc tự do bên ngoài rất nguy hiểm, trong khi việc này lại trái với các điều khoản trong hợp đồng đã cam kết trước đó. Thời gian ấy, Nhi phờ phạc cả người, không ngờ những lo sợ ban đầu lại trở thành sự thật… Không hẳn là bỏ rơi, nhưng thực chất người ta để mình chủ động rút. Nhi đề xuất về nước cũng như chấp nhận cách giải quyết của nhà máy là cho về nước trước thời hạn, nên không có sự bồi hoàn nào như hợp đồng đã hứa. Những đồng lương cuối cùng cũng cạn kiệt dần vì nỗ lực bám trụ nơi đất khách, nên lúc về nước, Nhi phải điện thoại về để gia đình gửi tiền sang cho em mua vé máy bay. Đôi mắt đỏ hoe, Nhi nghẹn ngào: “Cảm giác phải về nước thật buồn  và nặng nề, bởi em đã hy vọng rất nhiều cho lần “xuất ngoại” này, vậy mà mọi thứ không diễn ra đúng như mong muốn. Giờ lại thêm khoản nợ ngân hàng khoảng 20 triệu đồng, em đã làm khổ ba má em...

Nhưng dẫu sao, về nước Nhi còn có công việc làm nên khuây khỏa phần nào, còn trường hợp của Nguyễn Minh Thức (24 tuổi) thì buồn hơn. Thức từng đi làm nghề mộc ở Côóet, với mức lương rất khá (từ 5 – 10 triệu đồng). Vậy mà cũng vì ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhà máy nơi Thức làm việc phải cắt giảm hàng ngàn lao động từ các nước. Lúc về nước, Thức cũng mang nặng tâm tư như Nhi, khi số nợ mà Thức phải trả ngân hàng hơn 30 triệu đồng. Hôm chúng tôi đến, Thức không có nhà, chỉ có ba mẹ Thức tiếp chuyện chúng tôi với nét mặt đượm buồn pha lẫn tiếc nuối. Thì ra về nước được một thời gian, chạy vạy mãi vẫn không tìm việc làm xoay sở kiếm tiền, Thức đành tính đến phương án tiếp tục mượn nợ để làm hồ sơ đi lao động nước ngoài lần 2. Nhìn căn nhà tranh tuềnh toàng mà cả đại gia đình em đang sống chen chúc, mới thấu hiểu nỗi lòng của ba mẹ em cũng như quyết định phải tiếp tục “xuất ngoại” của Thức.

“Hừng sáng”

Tới giờ, cả Nhi lẫn Thức cũng không biết mình có lỗi hay thua kém gì những người trong phường đã đi xuất khẩu lao động và hiện đang còn làm việc ở các nước. Phải chăng đó cũng là may rủi?… Suy nghĩ này của Nhi, Thức có lý. Bởi lẽ toàn phường có 53 người đi lao động nước ngoài, nhưng chỉ có 12 người bị trả về nước trước thời hạn. Hiện 44 lao động này đang làm đủ các ngành nghề ở các nước: Malaysia, Côoét, Trung Đông… “Trong số đó trường hợp của Nguyễn Ngọc Kim Loan (24 tuổi), cũng đang lao động ở Malaysia có vẻ chắc chắn nhất ở phường” - chị Hạnh, cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động ở Phước Lộc giới thiệu. Từ ngày đi nước ngoài làm việc đến nay, Loan đều đặn gửi tiền về cho gia đình. Tiếp chúng tôi trong căn nhà khá tươm tất, rộng rãi, mẹ của Loan - một phụ nữ trung niên rất tự hào khi kể về con mình: “Loan là con gái lớn trong gia đình, nó đi xa tui cũng buồn lắm. Nhưng biết làm sao được, con bé cứ đòi được đi làm kiếm tiền để phụ cha mẹ, nuôi em ăn học và cũng phần nào đổi đời cho gia đình”. “Cũng may khi đi, phía công ty ở nước ngoài cho ứng tiền làm thủ tục, nên gia đình tui không phải chạy vạy vay mượn nhiều nơi. Qua bên đó làm việc, công ty sẽ trừ dần vào lương hàng tháng”, mẹ Loan nói tiếp. Nghe vậy, chị Hạnh phấn khởi nói chen vào: Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với Loan ở Malaysia và được biết, sau thời gian đầu làm công nhân dệt, Loan được chuyển sang làm nhân viên văn phòng trong một nhà máy dệt sợi. Những lần điện thoại trao đổi thông tin với nhau, Loan đều khoe là phía nhà máy đang có ý định giữ em lại và nếu sắp xếp được, họ sẽ chuyển em về làm việc tại Nhà máy dệt chi nhánh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

(Theo Bao Binh Thuan)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Một cách nhìn khác về thưởng tết
  • Lương cao nhờ lợi thế độc quyền
  • Nhân lực ngành gỗ mới chỉ được đào tạo trong nhà máy
  • Sẽ điều chỉnh chênh lệch lương, thưởng tại doanh nghiệp Nhà nước
  • Tp.HCM bắt đầu chi trả bảo hiểm thất nghiệp
  • XKLĐ: Triển vọng từ những thị trường mới
  • Doanh nghiệp vẫn tăng lương dù kinh tế khó khăn
  • Lương tối thiểu sẽ tăng 15% vào năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu