Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

XKLĐ: Triển vọng từ những thị trường mới

Nữ lao động Lương Thị Thanh Huỳnh trong một buổi thi tay nghề đi làm bánh ở New Zealand tại Công ty Lasec

Kinh tế toàn cầu khủng hoảng, nhiều thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) truyền thống gặp khó khăn. Các doanh nghiệp XKLĐ đã tự tìm và khai thác những thị trường mới nhiều tiềm năng, trong đó có Bồ Đào Nha và New Zealand.

Bồ Đào Nha: lương cao

Theo Công ty Suleco, từ đầu năm đến nay công ty đã đưa 28 lao động qua Bồ Đào Nha làm việc và đến tháng 10 sẽ đưa đi thêm 38 lao động. Ông Trần Quốc Ninh, giám đốc công ty, cho biết lao động được tuyển chủ yếu làm nghề thợ hàn ống trong lĩnh vực dầu khí.

Để đi làm việc tại Bồ Đào Nha, ứng viên phải có tay nghề thợ hàn đạt tiêu chuẩn 6G và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Tuy nhiên theo Suleco, nếu ứng viên có kinh nghiệm mà tay nghề chưa đạt chuẩn thì công ty sẽ đào tạo thêm.

Theo thống kê, từ năm 2000- 2005, tổng số lao động nước ngoài làm việc tại Bồ Đào Nha là 223.297 người, trong đó có 84.293 người đến từ các nước châu Âu, 14.118 người từ châu Á - châu Đại Dương, 49.404 người từ châu Mỹ và 72.180 người từ châu Phi.

Mức phí mà người lao động phải trả trước khi đi là 3.500 USD tiền môi giới (công ty trả cho phía môi giới Bồ Đào Nha), tiền vé máy bay, phí làm visa. Ngoài ra người lao động còn phải đóng tiền dịch vụ cho công ty (một tháng lương cơ bản/năm).

Hiện tại Việt Nam chỉ có duy nhất Suleco đang khai thác thị trường Bồ Đào Nha. Theo công ty này, từ nay đến năm 2010 công ty sẽ phấn đấu đưa khoảng 200 lao động trong lĩnh vực hàn ống dầu khí sang Bồ Đào Nha.

New Zealand: hứa hẹn cho lao động nông nghiệp

Cũng như Úc, New Zealand đang cần lao động trong lĩnh vực thợ làm bánh (trong siêu thị) và thợ hàn, đầu bếp; tuy nhiên lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và chương trình vừa học vừa làm được đánh giá là triển vọng nhất.

Ngày 3-8-2009, trong buổi gặp giữa Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân và đại sứ New Zealand James Kember nhân dịp ông kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, đại sứ cho biết trong thời gian tới, việc New Zealand đồng ý tiếp nhận 100 đầu bếp và 100 kỹ sư của Việt Nam sang làm việc ba năm có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động hợp tác về XKLĐ của Việt Nam.

Đặc biệt, thỏa thuận giữa hai nước về chương trình làm việc trong kỳ nghỉ (một chương trình đưa sinh viên Việt Nam sang vừa học vừa làm tại nước bạn) nếu được ký kết sẽ mở ra một cơ hội trong hợp tác cả về lao động và việc làm. Đồng thời những kiến thức, tay nghề, cách nhìn nhận và tư duy đối với sinh viên hai nước cũng sẽ được mở ra. Đây là một sự đầu tư có chiều sâu cả về tay nghề, kỹ năng nghề và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực của Việt Nam.

Theo Công ty XKLĐ Lasec, visa cấp cho những lao động có nghề qua New Zealand làm việc sẽ được cấp ba năm/lần. Lao động đi theo chương trình này phải qua một khóa đào tạo chứng chỉ quốc tế. Điểm thuận lợi cho người lao động Việt Nam là họ chỉ cần biết ngoại ngữ, không cần có chứng chỉ ngoại ngữ như yêu cầu của các thị trường khó tính khác. Lao động tay nghề thường có thu nhập khoảng 17-20 NZD/giờ (NZD = đôla New Zealand), tương đương 2,6 triệu đồng/ngày (bao gồm cả giờ làm thêm); chi phí đi trọn gói khoảng 150 triệu đồng.

Ngoài ra còn có chương trình làm việc theo mùa. Hằng năm vào mùa thu hoạch nông nghiệp, New Zealand cần lượng lao động thu hoạch. Lao động này sẽ được cấp visa từ sáu tháng đến một năm, thường tuyển đi làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm chỉ cần có một quản lý biết ngoại ngữ đễ dễ quản lý và liên hệ với chủ sử dụng lao động.

Hiện tại chương trình này chưa được triển khai vì giữa hai nước mới chỉ có nghị định thư. Sau khi chính phủ hai bên phê chuẩn nghị định thư, các doanh nghiệp mới có thể triển khai rộng rãi chương trình trên.

Trong số lao động đến từ châu Á, nhiều nhất là lao động Ấn Độ/Pakistan (7.166 người), kế đến là Trung Quốc (4.580 người).

Các ứng viên nếu được tuyển chọn qua Bồ Đào Nha làm việc sẽ hưởng mức lương từ 1.000 USD/tháng trở lên, chi phí sinh hoạt ăn ở, đi lại đều được chủ sử dụng lao động cung cấp miễn phí. Trong số 28 lao động do Suleco đưa sang Bồ Đào Nha hiện nay, mức lương của họ trung bình đạt 4.000 USD/tháng (được trả khoán theo chiều dài hàn đường ống).

(Theo BinhDuong)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Doanh nghiệp vẫn tăng lương dù kinh tế khó khăn
  • Lương tối thiểu sẽ tăng 15% vào năm 2010
  • Lương trong doanh nghiệp thấp hơn lao động tự do
  • "Hiệu ứng ngược" trên thị trường lao động
  • Những vấn đề nổi bật trong lĩnh vực lao động năm 2009
  • Phát triển nguồn nhân lực vùng Bắc Trung Bộ
  • Đào tạo nghệ nhân khó hơn giáo sư
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu