Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phó Thủ tướng chỉ đạo về Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn

Dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) cần hướng mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội; trong đó, đặc biệt quan tâm dạy nghề phục vụ xuất khẩu lao động, dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và khu công nghiệp...

Cần tìm hướng đi đúng cho lao động nông thôn - Ảnh minh hoạ

Cho ý kiến chỉ đạo Đề án Dạy nghề cho LĐNT đến năm 2020, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần hướng dẫn các cơ sở đào tạo nghề kết hợp giữa đào tạo với giới thiệu việc làm, hình thành thị trường việc làm; gắn việc hoàn chỉnh công nghệ đào tạo cho các ngành nông, lâm, ngư với trình diễn thao tác nghề và thực hành kỹ năng nghề; chú ý hướng dẫn người lao động biết lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Trong đó, cũng cần hướng mạnh việc dạy nghề cho LĐNT theo yêu cầu của doanh nghiệp; triển khai thí điểm các mô hình dạy nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, cơ quan sử dụng lao động.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần phải đặc biệt quan tâm dạy nghề phục vụ xuất khẩu lao động; dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp và khu công nghiệp; dạy những nghề đặc thù có đặt hàng của địa phương mà ở đó người lao động có thể làm việc độc lập; dạy nhóm nghề dịch vụ cá nhân ở địa phương theo nhu cầu thực tế, phục vụ cuộc sống cộng đồng dân cư.

Bên cạnh đó, tiếp tục ký hợp đồng đặt hàng dạy nghề với các hội như: Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội làng nghề, Hội Dạy nghề, Hội Làm vườn và hệ thống Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư... Hướng dẫn hệ thống các Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện, Trung tâm học tập cộng đồng ở xã trong cả nước tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần ký kết được ít nhất một hợp đồng đào tạo nghề theo địa chỉ với doanh nghiệp.

Nhiều mô hình dạy nghề cho LĐNT

Như đã đưa tin, trong thời gian qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thí điểm một số mô hình dạy nghề cho LĐNT như phối hợp với Tổng công ty Thuốc lá, Tổng công ty Chè tổ chức 8 lớp vùng chuyên canh chè, thuốc lá; Phối hợp với Hiệp hội làng nghề, Hội làm vườn tổ chức 10 lớp dạy nghề cho lao động làng nghề truyền thống, 22 lớp dạy nghề nuôi trồng thuỷ sản, gia cầm, trồng rau an toàn ở quy mô nông hộ.

Đồng thời, Tập đoàn Dệt may, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam cũng phối hợp với Bộ để triển khai mô hình đặt hàng dạy nghề cho lao động bị thu hồi đất canh tác tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng giúp đỡ xây dựng chương trình và tổ chức một số lớp bồi dưỡng giáo viên làm hạt nhân tham gia dạy nghề cho LĐNT.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch UBND huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cũng cho biết, huyện đã phối hợp với Tổng cục Dạy nghề  và Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, đào tạo theo cơ chế đặt hàng cho 400 lao động thuộc các vùng bị thu hồi đất. Hợp tác đào tạo giữa 5 bên là Tổng cục dạy nghề, các Sở liên quan, UBND huyện cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp đã được thực hiện.

(Theo Quốc Hà // Tin Chính phủ)

 

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu