Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ có hỗ trợ nhưng phải chờ...cơ chế!

 

Trao đổi với PV , chiều ngày 11/5, Cục trưởng cục Quản lý lao động ngoài nước, Nguyễn Ngọc Quỳnh, nói: Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động hiện nay vẫn còn vướng mắc trong cơ chế hỗ trợ lao động về trước hạn và đang được nghiên cứu để sớm trình cấp có thẩm quyền quyết định, là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Cũng bởi vì vậy, mà mặc dù "ra đời" từ năm 2004, nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ trường hợp nào nhận được tiền hỗ trợ từ quỹ.

Đóng quỹ nhưng không biết sẽ được hỗ trợ

Đứng tần ngần trước cổng sân bay Nội Bài ngày trở về nước, thân nhân và lao động xuất khẩu từ Nga về nước trước thời hạn của công ty Vietcom chưa hết bàng hoàng thì nhận được số tiền 200.000 của đại diện công ty Vietcom làm chi phí đi lại.

Lao động Nguyễn Văn Lượng (xã Đồng Mít, Thường Tín, Hà Nội)  cho hay, số tiền mà anh và gia đình đã vay ngân hàng, bạn bè để làm phí môi giới, học nghề, học tiếng lên tới gần 60 triệu, trong khi đó phía công ty đối tác của Vietcom chậm trả lương (số thời gian lao động 5 tháng bên Nga) dẫn tới anh và 14 người khác phải về nước thì khoản nợ trên hiện vẫn chưa biết thanh toán thế nào.

Cùng trường hợp với Lượng là 25 lao động của công ty Dịch vụ thương mại đường sắt (Virasimex) tại đường Lê Duẩn. Số lao động này được công ty Virasimex đưa sang Bungary làm việc với mức phí 2.750 USD, tuy nhiên sau 10 tháng làm việc với mức lương gần 300 USD/tháng, họ phải về trước hạn và chỉ được nhận lại khoản tiền 15,794 triệu đồng.

Hầu hết những lao động khi được hỏi về Quỹ hỗ trợ lao động xuất khẩu cho biết, họ đều phải đóng góp 100.000 đồng/người để gây quỹ theo đúng quy định trong hợp đồng với công ty xuất khẩu lao động.

Nhưng khi hỏi về sự hỗ trợ của quỹ thì tất cả đều xua tay lắc đầu. “Chả hy vọng gì. Tiền nợ lương của chủ lao động nước ngoài còn không đòi được huống gì chỉ 100.000 đóng quỹ.”- anh Lượng, lao động xuất khẩu của công ty Vietcom nói.

Thực tế, rất nhiều lao động hiểu nhầm nguồn thu của quỹ thuộc công ty xuất khẩu lao động, trong khi quỹ này thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì không mấy người biết.

Chờ tới bao giờ?

Khi nói về hoạt động của quỹ, Cục trưởng Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết quỹ đi vào hoạt động và đã có chi cho những hoạt động chung của xuất khẩu lao động như: Hỗ trợ thăm dò mở rộng thị trường, tổ chức hội thảo xuất khẩu lao động tại Nhật, hỗ trợ đào tạo nghề cho 400 lao động…

Ông Quỳnh cho rằng: Không ai lường hết được tình hình, diễn biến cụ thể của nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái nhanh đến vậy. Xuất khẩu lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp, lao động xuất khẩu về nước nhiều trong thời gian qua trước đó cũng không lường hết được.

Còn về cơ chế hỗ trợ như thế nào, cụ thể như: Đối tượng hay hỗ trợ bao nhiêu, tất cả phải chờ một cơ chế bên chủ quản là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Còn thực tế cho tới nay, quỹ vẫn chưa đến được với bất kỳ trường hợp lao động xuất khẩu về nước gặp khó khăn nào.

Trong khi đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xác nhận số lượng lao động về nước trước hạn trong quý 1 là 6.000 người và dự kiến cả năm nay là 10.000 người.

Ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động đề xuất, quy định hiện tại đã cho phép quỹ chi hỗ trợ lao động về trước hạn tối đa 5 triệu đồng/người bởi vậy khi hỗ trợ có thể chia các thị trường ra làm ba loại. Cụ thể, thị trường có chi phí cao trước khi đi, lao động về trước hạn sẽ được hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/người; loại trung bình mức hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/người; loại thấp mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người.

Ông Trào cho biết thêm nếu xét theo thời gian, người đã làm việc được quá 2/3 thời gian của hợp đồng thì không cần hỗ trợ. Những người còn lại cũng chia làm ba mức: Người đã làm việc trên một nửa cho đến 2/3 thời gian của hợp đồng được hỗ trợ 1/3 mức tối đa theo từng thị trường, người đã làm việc trên 1/3 tới một nửa thời gian của hợp đồng được hỗ trợ 50% mức tối đa theo từng thị trường, người mới làm việc được 1/3 thời gian của hợp đồng trở xuống được hưởng mức hỗ trợ tối đa cho từng loại thị trường.

Còn về phía cục Quản lý lao động ngoài nước, ông Quỳnh cho biết sẽ cố gắng hoàn tất cơ chế trong thời gian sớm nhất, hy vọng trong tháng 5 này những lao động xuất khẩu về nước trước thời hạn sẽ nhận được hỗ trợ từ quỹ.
 

Theo kết luận từ Thanh tra Chính phủ, từ khi thành lập đến nay, quỹ này đã thu tới 92,2 tỷ đồng nhưng mới chi chưa đến 3 tỷ đồng. Các hoạt động chủ yếu là hoàn thiện tổ chức và xây dựng văn bản.

Thanh tra Chính phủ kết luận: Quỹ để lượng tiền tồn đọng quá nhiều tới 90 tỷ đồng trong thời gian dài và chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra của quỹ hỗ trợ. Cộng thêm 52 tỷ đồng được chuyển sang từ số tiền thu vượt của Trung tâm việc làm ngoài nước đã được Chính phủ đồng ý, quỹ này hiện tồn khoảng 142 tỷ đồng.


(Theo Thông Chí // Vietnam+)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Nhiều doanh nghiệp dệt may thiếu lao động
  • Tạo nguồn lao động xuất khẩu: Mê hồn trận
  • Thị trường lao động TP.HCM: Vừa thừa, vừa thiếu
  • "Thắt lưng buộc bụng" bám trụ trên đất Nga
  • Đào tạo nghề cho nông dân: có khả thi?
  • Lao động sang châu Âu điêu đứng
  • Xuất khẩu lao động sang Trung Đông: Cầu cao, cạnh tranh cũng lớn
  • Thất nghiệp - nỗi lo không của riêng ai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu