Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường lao động TP.HCM: Vừa thừa, vừa thiếu

 
Nhiều người đăng ký tìm việc tại các trung tâm giới thiệu việc làm.

Theo khảo sát tại nhiều trung tâm giới thiệu việc làm ở Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng một số ngành nghề hồ sơ xếp hàng chồng mà không có nhà tuyển dụng, trong khi một số ngành nghề lại không có hồ sơ dự tuyển đang diễn ra phổ biến.

Đây không phải là hiện tượng mới mẻ nhưng trong giai đoạn khó khăn hiện nay, tình trạng này trở nên nặng nề hơn, khiến các nhà quản lý trong lĩnh vực lao động, việc làm của thành phố đau đầu và đang loay hoay tìm phương án giải quyết.

“Người ăn không hết, kẻ lần không ra”

Tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng đô thị, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Do vậy có thể nói, thị trường lao động hiện nay và những năm tới sẽ có sự chuyển động mạnh về số lượng và chất lượng.

Đặc biệt, vượt qua thời kỳ khó khăn về kinh tế, việc chuyển dịch việc làm có thể dẫn đến hiện tượng người lao động phải chuyển sang công việc khác. Quá trình chuyển dịch này sẽ khiến nhiều doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu và thừa nhân lực, mặc dù họ đã có những chiến lược giữ chân người lao động như chế độ tiền lương, thưởng.

Mặt khác, nhiều người lao động sẽ phải làm những công việc không ổn định, dễ mất việc làm hoặc rất khó khăn trong tìm kiếm một công việc thích hợp với thu nhập ổn định.

Sự mất cân đối lao động không chỉ diễn ra trong mỗi doanh nghiệp mà còn xảy ra trong tương quan so sánh giữa các ngành. Điển hình nhất là trong những năm gần đây, ngành dịch vụ hậu cần (mua bán, vận chuyển và lưu kho hàng hóa) tại Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh chóng, từ một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh của đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay đã có hơn 600 công ty được thành lập và hoạt động trên cả nước.

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận, hậu cần được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng hậu cần.

Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng. Nhiều doanh nghiệp tuyển chọn nhân viên kinh doanh, đăng báo tìm người... đến 3, 4 tháng mà vẫn không tìm ra người theo yêu cầu.

Trong khi đó, những hồ sơ xin việc trình độ trung cấp kế toán, sinh hóa... đang dồn ứ ở các trung tâm giới thiệu việc làm thành phố mà nhu cầu tuyển dụng gần như không có.

Theo các chuyên gia về nhân lực để xảy ra tình trạng này có nhiều nguyên nhân, đó là do quá trình phát triển nguồn nhân lực-việc làm, quá trình phân bố cơ cấu lao động và giá trị sức lao động, mối quan hệ cung-cầu của thị trường lao động, nên các cơ sở đào tạo chưa dự báo chính xác và hoạch định được chiến lược đào tạo gắn với nhu cầu thực tế.

Còn nhiều “việc chờ người"

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn này, không ít đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải giảm bớt lao động, số người mất việc cũng đã tăng lên.

Tuy nhiên, chương trình việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định, giai đoạn 2009-2010 mỗi năm, thành phố vẫn có nhu cầu tuyển dụng từ 270.000 - 280.000 lao động.

Kết quả khảo sát của các trung tâm giới thiệu việc làm Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy, 8 nhóm ngành nghề hiện có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhân lực trong năm 2009 là marketing, tư vấn, quản lý kinh tế-nhân sự-hành chính, giáo viên, công nghệ thông tin, kỹ thuật điện, điện tử-điện lạnh-hóa chất, công nhân kỹ thuật lành nghề, dịch vụ và phục vụ.

Trong đó, ngành marketing dự kiến sẽ cần khoảng trên 30.000 lao động với đa ngành nghề và nhiều cấp trình độ từ đại học đến sơ cấp nghề, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, thương mai, dịch vụ. Tuy nhiên, nghề này đòi hỏi ứng viên phải nhanh nhẹn, sáng tạo, có khả năng khai thác thị trường, giỏi giao tiếp...

Nghề tư vấn cũng cần trên 10.000 lao động; ngành quản lý kinh tế-nhân sự- hành chính cần khoảng 18.000 - 20.000 người. Các nhân sự trong lĩnh vực này yêu cầu cao về kỹ năng xây dựng chiến lược, dự báo các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, nguồn nhân lực và am hiểu về hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế.

Đối với nghề giáo viên, dự kiến có trên 10.000 chỗ làm cần tuyển với các chính sách ưu đãi đối với giáo viên giỏi ở tất cả các cấp đào tạo văn hóa và dạy nghề.

Với ngành công nghệ thông tin, mặc dù đã có nhiều nhận định ngành này năm 2009 mức độ thu hút không nhiều, nhưng số lượng tuyển dụng vẫn cần khoảng từ 10.000 - 12.000 chuyên viên công nghệ thông tin về lập trình, phân tích hệ thống, bảo mật thông tin, quản lý mạng.

Bên cạnh đó, nghề kỹ thuật điện-điện tử-điện lạnh-hóa chất nhu cầu tuyển dụng trên 20.000 người với số lượng lớn kỹ sư, kỹ thuật viên.

Hai ngành có nhu cầu tuyển dụng cao là công nhân kỹ thuật lành nghề với dự kiến tuyển trên 30.000 người, với tất cả các lĩnh vực kỹ thuật. 

Nghề dịch vụ và phục vụ có nhu cầu tuyển 50.000 - 70.000 người, tập trung vào các lĩnh vực bảo trì, sửa chữa thiết bị công nghiệp, điện, sản phẩm gia dụng và phục vụ nhu cầu ăn uống, giải trí, thẩm mỹ, dịch vụ nhà-xưởng-gia đình, dịch vụ chăm sóc khách hàng, môi giới mua, bán, tiêu thụ sản phẩm./.


(Theo Tin Tức/Vietnam+)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • "Thắt lưng buộc bụng" bám trụ trên đất Nga
  • Đào tạo nghề cho nông dân: có khả thi?
  • Lao động sang châu Âu điêu đứng
  • Xuất khẩu lao động sang Trung Đông: Cầu cao, cạnh tranh cũng lớn
  • Thất nghiệp - nỗi lo không của riêng ai
  • Đẩy mạnh hợp tác đào tạo cán bộ với Anh
  • Bảo hiểm thất nghiệp: "Rất cần cơ chế phối hợp"
  • Phát triển nhân lực ngành tài chính - ngân hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu