5.000 trẻ em và vị thành niên có nguy cơ hoặc đang tham gia vào các hình thức lao động tồi tệ nhất sẽ được đưa ra khỏi nơi làm việc và nhận nhiều hình thức hỗ trợ để hòa nhập cộng đồng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngày 29/3, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cơ quan Hợp tác Phát triển Tây Ban Nha và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã tổ chức lễ ký kết Dự án hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chương trình về xóa bỏ các hình thức lao động tồi tệ nhất đối với trẻ em.
Dự án kéo dài trong 4 năm (2010 - 2014) với tổng kinh phí 2,5 triệu Euro. Đây sẽ là cơ hội cho 5.000 trẻ em và vị thành niên đang gánh chịu các hình thức lao động tồi tệ ở năm tỉnh, thành phố: Hà Nội, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam và Đồng Nai được hưởng nhiều hỗ trợ.
Về lý do dự án tập trung vào xóa bỏ “các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất”, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Hải Hữu nói: “Việt Nam là nước có dân số trẻ, gần 33% tổng dân số có độ tuổi từ 0 – 17 tuổi nên trẻ em vẫn có thể làm các công việc nhẹ, phù hợp với sức khỏe và điều kiện học tập nhằm giúp đỡ phát triển kinh tế trong gia đình. Tuy nhiên, những công việc nặng nhọc, nguy hiểm nằm trong “Danh mục các nghề, công việc cấm lao động chưa thành niên” do Chính phủ ban hành thì cần xóa bỏ sự tham gia của trẻ em”.
Dự án sẽ có 4 hợp phần chính là cải thiện cơ sở thông tin và dữ liệu quốc gia về lao động trẻ em và các hình thức lao động tồi tệ nhất đối với trẻ em; tạo ra môi trường thuận lợi để xóa bỏ lao động trẻ em (thông qua cải thiện thể chế, nâng cao năng lực, lồng ghép vấn đề lao động trẻ em vào các khung chính sách quốc gia); tổng hợp thành tài liệu các mô hình can thiệp lồng ghép ở năm tỉnh trọng điểm; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và lồng ghép các vấn đề giới được thực hiện xuyên suốt cùng với ba hợp phần nói trên.
Trước mắt, một số vấn đề sẽ được ưu tiên thực hiện như xây dựng hệ thống giám sát lao động trẻ em ở cấp địa phương và quốc gia; phổ biến các mô hình can thiệp trực tiếp từ các tỉnh…
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa, kết quả chủ yếu của dự án là 5.000 lao động trẻ em đang tham gia hoặc có nguy cơ tham gia các hình thức lao động tồi tệ nhất sẽ được đưa ra khỏi nơi làm việc hoặc được hỗ trợ về giáo dục cùng các dịch vụ khác để phòng ngừa nguy cơ phải tham gia các hình thức lao động này. Trong đó, có khoảng 200 trẻ em là nạn nhân của buôn bán người sẽ được tái hòa nhập cộng đồng.
Để hoàn thành các mục tiêu cụ thể, 300 giáo viên của các trường trung học phổ thông, trường dạy nghề, các trung tâm giáo dục bổ túc từ cấp trung ương tới địa phương sẽ được tập huấn các chương trình thí điểm như “Giáo dục dạy nghề” và “Hiểu biết về kinh doanh”.
(Theo Thu Cúc // Tin Chính phủ)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com