Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tân cử nhân thất nghiệp

Dù tăng trưởng mạnh, nền kinh tế Trung Quốc không tạo ra đủ công ăn việc làm tốt hoặc phù hợp cho hàng triệu người tốt nghiệp đại học mỗi năm.

Cô gái trẻ Lưu Dương rời quê nhà ở tỉnh Sơn Tây để đến thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) vào mùa hè vừa qua với tấm bằng tốt nghiệp đại học mới tinh, ít tiền trong túi và một cảm giác bất khả chiến bại.

Dù vậy, sự quyết tâm của Lưu Dương đã bị thử thách ngay khi cô đặt chân đến một khu vực nhà trọ chật chội và dơ bẩn để tìm chỗ ở. Cô Lưu thừa nhận: “Bắc Kinh trong phim ảnh không giống như thế này”.

Cần lao động di cư

Lưu Dương là một trong số hàng triệu người tốt nghiệp đại học mỗi năm với hy vọng tìm được cho mình một công việc phù hợp ở Trung Quốc. Bất chấp tốc độ tăng trưởng mạnh, có một thực tế là nền kinh tế nước này không tạo ra đủ công ăn việc làm tốt đẹp hoặc phù hợp nguồn nhân lực trẻ đông đảo.

Trái lại, nhu cầu đối với người lao động di cư – những người dân nông thôn có trình độ thấp đổ xô đến các nhà máy để gia công hàng xuất khẩu – hiện tăng cao. Tình trạng thiếu hụt lao động tại chỗ và sự tăng cường giám sát của chính phủ khiến mức lương dành cho những công việc này tăng mạnh.

Theo thống kê, lương khởi điểm bình quân dành cho lao động di cư đã tăng gần 80% từ năm 2003 đến 2009. Trong khi đó, lương dành cho người tốt nghiệp đại học vẫn không thay đổi. Nếu tính luôn cả lạm phát thì lương của họ thực ra đã sụt giảm.

Cô Lưu Dương (phải) và một người bạn tại phòng trọ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. 

Các nhà xã hội học Trung Quốc đã nghĩ ra từ “bộ tộc kiến” để mô tả những tân cử nhân phải di chuyển đó đây mưu sinh như cô Lưu. Thuật ngữ ấyphần nào cho thấy số lượng đông đảo của những người rơi vào hoàn cảnh này (chỉ tính riêng Bắc Kinh đã có khoảng 100.000 người) và thực tế rằng họ sống trong những khu nhà trọ đông đúc, dơ bẩn.

Ông Bành Hỉ Trạch, Trưởng Khoa Phát triển xã hội và Chính sách công tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải, cho báo The New York Times (Mỹ) biết: “Trung Quốc đã thật sự cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của mình. Mặt khác, sự cạnh tranh về việc làm chưa bao giờ gay gắt như lúc này”.

Nguy cơ tăng trưởng mất cân bằng

Nhận thấy những nguy cơ của sự tăng trưởng mất cân bằng, Chính phủ Trung Quốc đã tìm cách thúc đẩy phát triển tại những tỉnh sâu trong đất liền. Dù vậy, cư dân đô thị vẫn tăng bình quân gấp 3,3 lần so với người dân sống ở nông thôn vào năm ngoái.

Sự chênh lệch nàycùng với sức hút của những thành phố giàu có ven biển như Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến..., tiếp tục thu hút người mới tốt nghiệp đại học đến đó để tìm việc làm.

Trước tình trạng thất nghiệp của đông đảo tân cử nhân hiện nay, ông Bành cho rằng giới trẻ hoặc nên chuyển sang những nghề nghiệp thực tế hơn, như điều dưỡng và dạy học, hoặc điều chỉnh lại sự kỳ vọng của mình.

Ông nói: “Sẽ không sao nếu họ muốn bỏ ra vài năm để tìm kiếm thời vận của mình. Nhưng nếu ở quá lâu tại những nơi như Bắc Kinh hoặc Thượng Hải, họ sẽ gặp không ít vấn đề cũng như gây ra rắc rối cho xã hội”.

Về phần Lưu Dương, sức ép của công việc và cuộc sống khiến cô gái trẻ này đầu hàng sau vài tháng sống ở Bắc Kinh. Sau khi nghỉ việc bán hàng tại một công ty mì ăn liền và không tìm được công việc mới, cô đã trở về quê nhà vào tháng 11-2010. Dù vậy, một số người bạn của cô vẫn tiếp tục trụ lại với hy vọng vào một tương lai xán lạn hơn.

(Theo Phương Võ/nld online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Biến tướng ở chợ lao động
  • Tạo việc làm mới năm 2011: Mục tiêu chính là chất lượng
  • Thị trường việc làm 2011: cung - cầu vẫn lệch pha
  • Thị trường lao động Tp.HCM năm 2010: Nhiều nghịch lý
  • Thị trường nhân lực trực tuyến tăng trưởng nhẹ
  • Gần 57.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Công nhân dệt may xuất khẩu - Nhiều việc làm, lương thưởng cao
  • Lao động Việt Nam “chạy” đi đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu