Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường việc làm 2011: cung - cầu vẫn lệch pha

Kinh tế tiếp tục phục hồi đòi hỏi lực lượng lao động phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình cung - cầu trên thị trường lao động năm 2010 đã bị "lệch pha", và tình trạng này sẽ vẫn tiếp diễn trong năm 2011.

"Khan" nguồn lao động thủ công

Thị trường lao động năm 2010 diễn ra nhiều biến động về chênh lệch cung - cầu. Đầu năm 2010, sự mất cân bằng giữa nhu cầu tuyển dụng theo cơ cấu trình độ chuyên môn và ngành nghề, với nhu cầu lao động phổ thông chiếm 71,16% so với tổng nhu cầu là nét chủ đạo.

Đến giữa năm, do tác động chính sách quản lý nhà nước và chính sách sử dụng nhân lực của doanh nghiệp, đặc biệt là việc cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng suất lao động, ổn định sản xuất - kinh doanh; nâng cao tiền lương - thu nhập; chăm lo đời sống cho lao động được cải thiện, thị trường tương đối cân bằng và ổn định.

Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực, tình trạng "lệch pha" trong cung - cầu vẫn diễn ra, nhất là ở hai đầu: lao động phổ thông và nhân sự cao cấp.

Theo chuyên gia dự báo thị trường nhân lực Trần Anh Tuấn, sự "lệch pha cục bộ" vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2011.

Tại TP.HCM, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, trong số nhu cầu 265.000 lao động, nhu cầu lao động phổ thông chiến trên 45%, trình độ đại học, cao đẳng khoảng 20%, lao động có trình độ từ sơ cấp nghề đến trung cấp chiếm khoảng 35%.

Các ngành "hot" nhất là: Cơ khí, Điện, Điện tử, Dệt may - Giày da, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Chế biến thực phẩm, Quản lý điều hành, nhân sự, Mộc - Mỹ nghệ, Trang trí nội thất, Xây dựng - Kiến trúc...

Một số ngành khác tăng "đột biến" trong năm 2010 như Marketing, dịch vụ, phục vụ, vệ sinh công nghiệp... Đặc biệt, nhu cầu tăng mạnh đối với các lĩnh vực giúp việc gia đình, chăm sóc người già, vệ sinh công nghiệp, phục vụ, bán hàng... Đây cũng là những ngành nghề hiện nguồn cung còn rất ít ỏi, nhiều khả năng chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu.

Ông Tuấn dự báo, năm 2011, "bức tranh" lao động vẫn không mấy sáng sùa, nhu cầu lao động phổ thông sẽ rất lớn trong những tháng đầu năm. Khả năng đáp ứng của thị trường có thể vào khoảng 50-60%.

Vẫn còn sự lệch pha trong cung - cầu trên thị trường việc làm 2011 (ảnh TT&VH)

Từ quí II trở đi, tình hình có thể ổn định hơn, nhưng sức nóng sẽ chuyển hướng về phía lao động có tay nghề, mà nguyên nhân chính vẫn là do cơ cấu đào tạo về số lượng, chất lượng còn hạn chế và sự chênh lệch tiền lương - thu nhập giữa các ngành nghề, các khu vực kinh tế chưa khắc phục được...

Marketing - bán hàng... lên ngôi

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia về thị trường nhân lực, một số ngành nghề có nguồn cung nhân lực tiếp tục tăng nhanh trong năm 2011 như Quản lý điều hành, Kế toán, Hành chánh văn phòng, Kho bãi - Vật tư - Xuất nhập khẩu, Tin học, Quản trị kinh doanh; tuy nhiên nghích lý là: các ngành này được dự báo sẽ mất cân đối nhất về chất lượng nhân lực.

Thông tin từ các trung tâm đào tạo cho thấy, hiện có số lượng khá lớn học viên được đào tạo các ngành nghề này, nhưng nội dung và chất lượng đào tạo chưa sát với nhu cầu sử dụng, chưa bắt kịp tốc độ phát triển của công nghệ, nên việc các doanh nghiệp phải tái đào tạo mới sử dụng được là điều khó tránh khỏi.

Trong khi đó, một số ngành có nguồn cầu rất lớn, đặc biệt là lĩnh vực marketing - bán hàng, nhưng nguồn cung lại hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu, giới thiệu sản phẩm ra thị trường... nhưng trong năm 2010, nguồn nhân lực cung ứng cho lĩnh vực này mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% so với nhu cầu. Trong năm tới, các cơ sở đào tạo cố gắng lắm thì cũng chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu.

Sự "lệch pha" trong thị trường việc làm còn thể hiện ở cơ cấu vùng miền. Khu vực miền Trung đang tập trung rất đông lực lượng lao động phổ thông, hiện đang "trú ẩn" trong khu vực kinh tế phi chính thức. Nhưng ở đây, hệ thống doanh nghiệp sản xuất chưa phát triển tương xứng, nên tỷ lệ thiếu việc làm là khá cao.

Trong khi đó, những khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất như Đông Nam bộ hay Bắc Bộ, lại lâm vào tình trạng thiếu lao động phổ thông triền miên. Trái lại, lực lượng lao động trung - cao cấp gần như "vắng bóng" ở khu vực miền Trung, trong khi phải cạnh tranh quyết liệt để tìm chỗ đứng ở các khu vực kinh tế phát triển.

Tình trạng này đã tồn tại suốt nhiều năm qua, nhưng các địa phương chưa có biện pháp tháo gỡ, chủ yếu vì hai lý do: đối với lao động phổ thông, do thu nhập ở các vùng kinh tế phát triển chậm nâng cao, chưa tương xứng với giá trị lao động, nên thiếu sức hấp dẫn đối với người lao động.

Đối với lao động trung - cao cấp, nếu chấp nhận đến với các khu vực miền Trung, Tây nguyên, vùng núi phía Bắc, họ có thể nhận được những đãi ngộ khá tốt như lương cao, được đảm bảo chỗ ở, điều kiện sinh hoạt cho gia đình..., nhưng đổi lại, họ phải sống trong điều kiện thiếu thông tin, hạn chế về điều kiện học tập, giao lưu tiếp cận với kiến thức mới, công nghệ mới, không có nhiều cơ hội thăng tiến... nên luôn lo ngại bị tụt hậu.

Do đó, hầu hết lao động trung - cao cấp chỉ "thích" tập trung ở những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn, nhất là Hà Nội và TP.HCM.

Với những dự báo của các chuyên gia về thị trường lao động, năm 2011 sẽ tiếp tục là một năm đầy khó khăn với các nhà tuyển dụng, nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp do luôn phải đối mặt với bài toán nguồn nhân lực.

Về phía người lao động, mặc dù về lý thuyết là họ đang đứng trước nhiều cơ hội việc làm, nhưng nếu không kịp trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, thì khả năng nắm bắt được cơ hội cũng là rất nhỏ bé.

 

Tác giả: B.KHÁNH - T.THIỆN // Theo VEF

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Thị trường lao động Tp.HCM năm 2010: Nhiều nghịch lý
  • Thị trường nhân lực trực tuyến tăng trưởng nhẹ
  • Gần 57.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Công nhân dệt may xuất khẩu - Nhiều việc làm, lương thưởng cao
  • Lao động Việt Nam “chạy” đi đâu?
  • Hơn 80% sinh viên cao đẳng nghề có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
  • Lao động kêu cứu vì doanh nghiệp "đem con bỏ chợ"
  • Xếp lương đối với lao động tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ nghề
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu