Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ðào tạo nhân lực ở Kiên Giang : Việc còn phía trước

Kiên Giang đang rất thiếu công nhân đóng tàu.
Ảnh ĐÌNH NGUYÊN
Với hơn một triệu người trong độ tuổi lao động, Kiên Giang đang ở giai đoạn dân số vàng. Nguồn nhân lực dồi dào là động lực cơ bản để mảnh đất giàu tiềm năng này phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Song dường như mọi việc vẫn đang ở phía trước.
 
Lao động được đào tạo còn quá ít

Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của tỉnh Kiên Giang hiện chiếm 2/3 dân số toàn tỉnh, nhưng số lượng đã qua đào tạo còn rất thấp, chỉ khoảng hơn 236 nghìn người. Thị trường lao động luôn biến động và đòi hỏi ngày càng cao về trình độ học vấn, nghề nghiệp, ngoại ngữ, sức khoẻ..., bởi vậy số đông người lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề phải chịu mức thu nhập rất thấp, thậm chí một phần trong số này đành bó tay, không tìm được việc làm. Từ năm 2007, Kiên Giang đã xây dựng Chương trình phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 với chỉ tiêu mỗi năm tăng 25% nhân lực qua đào tạo. Sau ba năm thực hiện, chỉ tiêu mới đạt ở mức thấp, bình quân khoảng 12,8%/năm. Việc phát triển giáo dục nâng cao mặt bằng dân trí, tạo cơ sở để phát triển nguồn nhân lực cũng chưa được nâng lên, điển hình là kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2009 chỉ đạt tỷ lệ 60,30% (giảm 3,53% so năm 2008). Một con số đáng để những người có trách nhiệm phải suy ngẫm và nhìn nhận lại.

Tuy hiện nay hệ thống cơ sở đào tạo cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã cơ bản có sự chuyển biến trong quy mô đào tạo, tuyển sinh cũng như liên kết đào tạo có địa chỉ, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo, trùng lắp. Một số ngành nghề đào tạo theo định hướng của Chương trình phát triển nguồn nhân lực chưa được các cơ sở đào tạo  ứng dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, doanh nghiệp, cho nên dẫn đến tình trạng có lớp mở nhưng không có người học, hoặc học viên tốt nghiệp rồi nhưng không sử dụng được phải đào tạo lại, gây lãng phí tiền bạc, thời gian. Các ngành, địa phương chỉ nắm nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực, địa bàn mình quản lý chứ chưa quan tâm đến nguồn nhân lực trong toàn xã hội, do vậy việc triển khai thực hiện đào tạo còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc đánh giá thực trạng để xây dựng kế hoạch phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Hiện nay, lực lượng lao động của tỉnh được thu xếp học nghề mới chủ yếu là số lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công, thương mại, dịch vụ tập trung ở những khu vực thành thị, khu công nghiệp, thương mại - du lịch. Bên cạnh đó, các cơ sở doanh nghiệp của tỉnh Kiên Giang phần lớn thuộc loại vừa, nhỏ và hộ kinh doanh cá thể, vì vậy nhu cầu nhân lực để phục vụ chỉ đòi hỏi trong phạm vi một số kỹ năng nghề nhất định, không nhất thiết phải toàn diện. Xu hướng chung là các cơ sở sản xuất này chỉ ưu tiên tuyển nhân viên là những người đã có kỹ năng nghề để sử dụng ngay, lao động theo thời vụ. Ở lĩnh vực dịch vụ thương mại - du lịch, người chủ thích sử dụng lao động là người có mối quan hệ họ hàng, người tại địa phương và việc huấn luyện, đào tạo nghề thường thực hiện theo ý người chủ. Ðã thế, phần lớn người dân ở vùng nông thôn và người dân tộc lại có tâm lý không muốn đi lao động xa nhà. Từ nhận thức chưa đầy đủ cùng với sự quan tâm chưa đúng mức của một số ngành, địa phương cũng như doanh nghiệp và người dân, việc khai thác nguồn "tài nguyên lao động" của tỉnh Kiên Giang vẫn chưa đạt được hiệu quả thiết thực.

Thay đổi nhận thức

Bồi dưỡng khả năng và trình độ lao động cho người dân không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà của toàn xã hội. Vận động, tuyên truyền để lực lượng lao động, nhất là lao động trẻ có hiểu biết nhất định về việc cần thiết nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được các cấp chính quyền và cơ quan chức năng quan tâm thật sự để tìm ra những biện pháp, phương thức hữu hiệu đi sâu vào các cấp, các ngành, quần chúng trong toàn tỉnh. Ðể phát triển nguồn nhân lực, cần kết hợp đào tạo và đào tạo lại ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương, quan tâm và đầu tư hơn nữa cho việc giáo dục văn hóa cũng như phổ cập giáo dục để nâng cao mặt bằng dân trí. Khảo sát, thống kê đầy đủ thông tin về đối tượng lao động, nhu cầu sử dụng lao động của xã hội là cơ sở vững chắc để hoạch định chính sách, kế hoạch đào tạo nhân lực phù hợp với thực tiễn. Cùng đó, công tác định hướng, vận động người lao động có ý thức học nghề phù hợp với điều kiện công việc, sức khỏe, sở thích phải được làm thường xuyên tại cơ sở.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần quan tâm, đầu tư cho lực lượng cán bộ, công nhân viên chức là những người thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp các ngành, phát huy trí tuệ để phục vụ xã hội. Con số 33.441 người có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học hơn 1,6 triệu người quả là quá thấp đối với một tỉnh đầy tiềm năng lợi thế như Kiên Giang. Ðào tạo và thu hút nhân lực có trình độ cao để phục vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập hiện là vấn đề cấp thiết. Rõ ràng, tỉnh cần phải có chính sách ưu đãi, bảo đảm thu nhập ổn định, tương xứng với công sức lao động trí tuệ của người có trình độ chuyên môn cao trong điều kiện kinh tế hiện nay. Không chỉ riêng người lao động ở thành thị, đối với lực lượng lao động nông nghiệp ở các vùng nông thôn, tỉnh cũng cần có chiến lược, kế hoạch hỗ trợ nhiều mặt về kỹ năng lao động, tổ chức sản xuất, đầu tư vốn..., tạo sự phát triển cân đối giữa các lĩnh vực kinh tế.

Trong những năm tới, việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang cần phải có sự tham gia đồng bộ và tích cực của các cấp, ngành, doanh nghiệp, người dân. Chương trình, chính sách đào tạo cần phải bám sát thực tế, đáp ứng mục tiêu phát triển của tỉnh giai đoạn 2010 - 2020. Công khai tuyên truyền định hướng nghề nghiệp, cập nhật thông tin, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực tương lai ở từng ngành, từng lĩnh vực để tạo cơ sở và niềm tin cho người lao động. Xây dựng chính sách tốt về thu hút nguồn nhân lực, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài kết hợp với việc khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả đội ngũ lao động đã được đào tạo và chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng phát triển của nền kinh tế chính là khai thác tốt nhất nguồn tài nguyên của Kiên Giang.

(Theo DIỆP MAI/Nhandan)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Sôi động thị trường lao động Tp.HCM
  • Trả lương qua tài khoản: Tạo thành một thói quen với nhiều tiện ích mới
  • Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động trả giấy phép
  • Chất lượng lao động Việt Nam nhìn từ PCI
  • Tuyển dụng lao động: Chứa đựng nhiều nghịch lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu