Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bức tranh việc làm, thêm nhiều gam màu sáng

Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn nên nhiều người lao động (NLĐ) đã mất việc làm hoặc bị cắt giảm giờ làm. Tuy nhiên theo Bộ LĐTB-XH, đến thời điểm hiện nay, đã có khoảng 80% NLĐ ở các địa phương tìm được việc làm, vượt qua giai đoạn khó khăn, nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Nhiều người lao động tìm lại việc làm

Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTB-XH), ông Tào Mạnh Huy, khẳng định, tính đến cuối tháng 6-2009, cả nước chỉ có 107.276 NLĐ bị mất việc làm, bằng khoảng 18% tổng số NLĐ trong các DN (trong đó nữ chiếm 31%) chứ không phải là con số gần 2 triệu như nhiều cơ quan truyền thông đã đưa ra. Trong đó, hiện tượng mất việc làm nhiều chỉ tập trung ở Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai, Hải Phòng, Nam Định…

Trong vài tháng trở gần đây, bức tranh lao động việc làm đã khác. Không chỉ các khu công nghiệp, khu chế xuất ở phía Nam mà ở các khu công nghiệp phía Bắc, hầu như DN nào cũng phải treo biển tuyển dụng công nhân, đặc biệt là lao động phổ thông.

Sản xuất bút bi tại Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long. Ảnh: CAO THĂNG

Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả nước đang dần hồi phục, nhiều DN đã bắt đầu khai thác được đơn hàng trở lại. Trong khi trước đó nhiều DN đã cắt giảm giờ làm, giảm bớt lao động nên công nhân bỏ về quê và chuyển sang làm các dịch vụ khác để sớm cân bằng thu nhập.

Tương tự, ở tỉnh Đồng Nai, trong tổng số 7.821 người mất việc làm hiện chỉ còn 2.361 người. Đặc biệt, nhiều nơi tỷ lệ lao động bị mất việc làm hiện đã giảm tới trên 80%, chẳng hạn như ở Hà Nội giảm 85,6% (hiện chỉ còn 1.900 người chưa tìm lại được việc làm), Bình Dương giảm 82,4% (hiện chỉ còn 965 lao động).

Tuy nhiên, Bộ LĐTB-XH thừa nhận, vẫn có những nơi lượng lao động bị mất việc làm hiện vẫn chưa giảm, khả năng tạo việc làm vẫn chưa nhúc nhích như ở các tỉnh Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam... Trong đó, nguyên nhân là do các DN trên địa bàn vẫn không tìm được các đơn hàng mới nên phải kéo dài tình trạng giảm giờ làm, giảm lao động và thường tập trung ở các DN sản xuất mặt hàng xuất khẩu thuộc da giày, may mặc, xây dựng, điện tử, chế biến thủy sản… có quy mô vừa và nhỏ.

Ông Tào Mạnh Huy cho rằng: “Tình trạng lao động bị mất việc làm như thời gian qua chỉ mang tính chất tạm thời vì hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả nước đang dần hồi phục, nhu cầu tuyển dụng sẽ còn tăng lên và ở mức cao, tạo nhiều cơ hội cho NLĐ. Trong khi chúng ta đang lo ngại tình hình sản xuất kinh doanh của các DN khó khăn sẽ làm nhiều NLĐ bị mất việc làm thì trong 2 - 3 tháng trở lại đây, nhu cầu sử dụng lao động của các DN lại đang tăng mạnh sau khi có các đơn hàng trở lại và thêm nhiều DN mới cũng ra đời”.

Thậm chí, theo điều tra thì nhu cầu về sử dụng lao động của các DN hiện nay còn cao hơn nhiều lần lượng người vẫn đang bị mất việc làm, chẳng hạn như ở TPHCM, trong cả 6 tháng đầu năm có tổng cộng là 23.796 người bị mất việc nhưng nhu cầu của các DN lại cần tới 61.527 NLĐ. Tương tự, ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện cũng đang “khát” tới 41.600 vị trí làm việc trong khi lượng người bị mất việc làm chỉ có gần 9.000 người. Ở Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu… nhu cầu sử dụng lao động hiện cũng đang vượt 2 - 6 lần lượng người chưa tìm được việc.

Hiện nay, ngành dệt may đang đứng đầu về “khát” nhân lực. Theo ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện mỗi DN đang thiếu trung bình khoảng 15% lao động và sẽ còn tăng hơn nữa do từ nay đến cuối năm các DN sẽ khai thác được thêm các đơn hàng mới.

Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, hiện tượng DN không thể tuyển được lao động cho mình còn là do trình độ và tay nghề của các lao động phổ thông hiện không đáp ứng được yêu cầu của DN khi làm các đơn hàng mới.

Sẽ sớm hỗ trợ những người còn đang mất việc

Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân, trước mắt, mục tiêu đặt ra vẫn là phải tạo thêm nhiều việc làm cho NLĐ. Cụ thể, bên cạnh triển khai cơ chế, chính sách thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước để tạo ra nhiều công ăn việc làm theo các giải pháp của Chính phủ thì Bộ LĐTB-XH cũng sẽ đẩy mạnh việc đưa NLĐ đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

Cụ thể, bên cạnh các thị trường đã và đang khai thác, bộ cùng các DN sẽ khai thác thêm các thị trường mới ở châu Âu và đã khai thác được một số hợp đồng ở Trung Đông. Song để đưa NLĐ sang các thị trường trên thì yêu cầu các DN phải đào tạo một cách bài bản cho NLĐ.

Theo đó, sẽ phải kết hợp đào tạo nghề với đào tạo định hướng bằng việc trang bị cho NLĐ thêm cả hiểu biết văn hóa và pháp luật của các nước mà họ sẽ đến làm việc bên cạnh tay nghề và ngoại ngữ. Phương châm là sẽ đưa lao động có chất lượng ra nước ngoài chứ không chạy theo số lượng như trước nữa.

Còn đối với những lao động không thể tìm được việc làm và những lao động ở nước ngoài phải về nước trước thời hạn, hiện đã có chính sách cho họ vay vốn để tự tạo việc làm. Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, việc triển khai cho các đối tượng kể trên vay vốn đã bắt đầu từ tháng 7-2009 và sẽ được đẩy mạnh trong các tháng cuối năm.

Bên cạnh đó, Bộ LĐTB-XH cũng sẽ nỗ lực để chính sách bảo hiểm thất nghiệp (đã có hiệu lực từ đầu năm 2009) có thể đi vào cuộc sống, hỗ trợ cho NLĐ vào cuối năm nay.

(Theo PHÚC HẬU // SGGP online)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • 920 vị trí công việc cho sinh viên miền Trung
  • Ai đồng hành cùng lao động đi đòi quyền lợi?
  • Lương tối thiểu sẽ tăng lên 730.000 đồng từ 1/5/2010
  • Giải pháp nào cho bài toán quan hệ lao động?
  • Khởi công chung cư cho công nhân tại KCN TânTạo
  • Nhà ở cho công nhân ở Hưng Yên: Mô hình cần nhân rộng
  • Ký túc xá “3 nhà”
  • Hỗ trợ người lao động mất việc sau CPH doanh nghiệp Dệt may
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu