Từ ngày 5-7/5, đoàn công tác của Bộ Nội vụ do Bộ trưởng Trần Văn Tuấn dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland nhằm trao đổi kinh nghiệm về cải cách công vụ, công chức, tổ chức chính quyền địa phương, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Anh trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ của Việt Nam.
Trong thời gian tại Anh, đoàn đã làm việc với lãnh đạo Viện Nghiên cứu công chức công vụ và Trường Hành chính Quốc gia của Chính phủ Anh; gặp gỡ và làm việc với Trường Kinh doanh SAID thuộc Đại học Oxford; trao đổi kinh nghiệm về quản lý và tổ chức chính quyền địa phương với chính quyền thành phố Oxford.
Đoàn cũng đã khảo sát, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý công vụ, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức; trao đổi kinh nghiệm tổ chức chính quyền địa phương của Anh cũng như khả năng hợp tác đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý trung, cao cấp tại các tổ chức đào tạo của Anh.
Ngoài ra, đoàn cùng các đối tác phía Anh cũng đã trao đổi và tiếp tục nghiên cứu nhằm thúc đẩy khả năng hợp tác trong việc đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp cục, vụ của Việt Nam trong tương lai./.
Ngày 27/5, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định như vậy với PV Tiền Phong, sau khi đọc bài phỏng vấn Đại sứ Angola và được biết ngài Đại sứ ủng hộ việc hai nước ký hiệp định hợp tác về lao động.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp trẻ trên thế giới gần bằng mức đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế và được dự báo sẽ không giảm trước năm 2018. Tại Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đã tăng khá cao, gấp ba lần ở người trưởng thành.
Gửi cả chục bộ hồ sơ với đề xuất lương chỉ bằng 70% nơi làm việc cũ nhưng 3 tháng nay, chị Linh, quận Tân Bình không nhận được hồi âm nào cho vị trí kế toán trưởng.
Mặc dù đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo về những rủi ro khi đi lao động tại Angola, nhưng nhiều lao động Việt Nam vẫn tìm mọi cách sang đất nước thuộc châu Phi này để làm việc.
Thị trường chứng khoán (TTCK) đang và sẽ tiếp tục có nhu cầu lớn về đội ngũ nhân lực lành nghề. Tại các công ty chứng khoán hiện nay, nguồn nhân lực bị thiếu hụt nhiều, nhất là đội ngũ tư vấn tài chính doanh nghiệp.
Cộng hoà Séc vẫn quyết định tạm thời chưa cấp lại visa cho lao động VN muốn sang làm việc tại Séc. Về mặt ngoại giao, đây là động thái tiêu cực mà Bộ ngoại giao VN vẫn đang tiếp tục đấu tranh với phía Séc để Chính phủ nước này đưa VN vào diện các nước được cấp thẻ xanh lao động tại Séc.
Theo bà Trần Thị Bích Liên, Trưởng phòng Việc làm và An toàn lao động (Sở Lao động – TB&XH thành phố Đà Nẵng), hiện có trên 1.200 lao động có hộ khẩu tại Đà Nẵng mất việc làm tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố. Trong đó, có không ít lao động nông thôn một thời hăm hở ly hương kiếm sống, nay phải “quy cố hương” tìm việc.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, thách thức về lao động việc làm đã và đang nóng bỏng đối với toàn cầu trong đó có thị trường lao động VN. Nhằm giúp bạn đọc tham khảo một mô hình có thể có những ý nghĩa tích cực cho VN, Văn phòng giới sử dụng lao động giới thiệu một cách tiệm cận mới về lao động và việc làm. Hi vọng các DN có thể có những cách nhìn mới khi tham khảo mô hình việc làm của Đan Mạch trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và khủng hoảng việc làm hiện nay.
Tại cuộc họp báo chiều 5/5, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đàm Hữu Đắc đã công bố đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo đó, đề án đưa ra mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, với tổng kinh phí từ nguồn ngân sách dự kiến 32.679 tỉ đồng.