Ngày 7-6, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Viện Khoa học Lao động - Xã hội công bố báo cáo tình hình lao động trẻ em ở 8 tỉnh, thành phố Việt Nam (nhân kỷ niệm Ngày Thế giới chống lao động trẻ em). Nhiều trẻ em tố việc bị chủ bóc lột nhưng không lối thoát.
![]() |
Lao động trẻ em ở độ tuổi 10 -14 chiếm tỷ lệ cao nhất . Ảnh: Xuân Phú |
Khổ vẫn phải chịu
Khi gặp những cán bộ trực tiếp đi khảo sát thực tế, cháu RLan HDoan, 15 tuổi (xã IaKla, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã bỏ học hai năm nay, tâm sự: “Công việc hằng ngày của cháu là dậy từ hai giờ sáng, sau đó vào rừng cao su, cạo mủ 3 - 6 giờ. Rừng cao su rộng, tối, lại vắng người nên cháu rất sợ kẻ xấu làm bậy. Cháu không biết lấy mủ cao su có độc hại gì nhưng cháu thường xuyên bị đau đầu, đau bụng”. Lo lắng nhưng HDoan không dám bỏ việc, vì nhà nghèo.
Cháu Nguyễn Thị Hoa, 13 tuổi, làm việc tại một xưởng may tư nhân ở huyện Từ Liêm, Hà Nội kể: “Cháu đã làm ở đây được hai vụ rồi. Năm ngoái, bác chủ nhà bảo mẹ cháu nếu làm tốt thì trong vài tháng sẽ được nhận 5-6 triệu đồng tiền lương, và bác ấy giữ hộ. Hằng tuần, cháu được lĩnh 20.000 - 30.000 đồng.
Chúng cháu làm việc rất vất vả, đến tận 12 giờ đêm mới đi ngủ, 5-6 giờ sáng lại phải làm tiếp. Đến cuối năm, bác chủ nhà bảo hàng ế, người ta chịu tiền, chưa trả nên bác chỉ đưa cháu 100.000 đồng để về quê. Cháu muốn tìm chỗ khác, nhưng cứ phải làm ở đây để đòi lại số tiền năm ngoái”.
Xoá bỏ lao động trẻ em: Cách nào?
Kết quả khảo sát tại 8 tỉnh về tình trạng lao động trẻ em cho thấy, trong ba lĩnh vực kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), lao động trẻ em đang làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn, thậm chí được xem là nguy hiểm, tồi tệ như thực trạng trẻ em phải đi biển ở Quảng Ninh; khai thác đá ở Hà Tĩnh; chế biến cá bò ở Quảng Nam; khai thác mủ cao su ở Gia Lai; làm việc trong các lò gạch ngói ở An Giang...
Theo báo cáo, hiện có gần 45% trẻ em đang phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng. Kết quả nghiên cứu từ 8 tỉnh thành phố cho thấy, lao động trẻ em ở độ tuổi 10-14 chiếm tỷ lệ cao nhất (72,6% tổng số trẻ em đang tham gia lao động được khảo sát). |
Theo báo cáo, trẻ em còn bị lôi kéo, lợi dụng để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như vận chuyển hàng lậu, ma túy. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em phải đi làm là cuộc sống khó khăn, nghèo nàn và nhận thức của bố mẹ hạn chế.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thanh Hòa cho rằng, lao động trẻ em không chỉ có ở những vùng khó khăn mà còn ở những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Do vậy, giải pháp quan trọng nhất để xóa bỏ tình trạng lao động trẻ em là dạy nghề, tạo việc làm cho gia đình có trẻ em phải lao động sớm.
Để giúp Việt Nam xóa bỏ lao động trẻ em, bà Rie Vejs-Kjedgaard-Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam cho biết, ILO đang triển khai dự án hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chương trình nhằm xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
Dự án có tầm ảnh hưởng quốc gia và thực hiện các chương trình hành động trực tiếp của dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ, giúp đỡ 5.000 trẻ em và trẻ vị thành niên đang phải tham gia vào các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ở 5 tỉnh và thành phố (Hà Nội, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Đồng Nai).
(Theo Tienphong Online)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com