Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu lao động: Nâng cao chất lượng để phát triển bền vững

Các doanh nghiệp cần tận dụng bài học kinh nghiệm sau thời gian chịu tác động của khủng hoảng kinh tế để nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam.

PV: Thưa ông, năm 2010 được đánh giá là năm kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam, việc phục hồi kinh tế ở các thị trường lao động nước ngoài trong 6 tháng đầu năm đem lại những dấu hiệu tích cực như thế nào đối với công tác xuất khẩu lao động?

Ông Nguyễn Lương Trào: Đúng là nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi trong năm nay, nhưng còn chậm. Mặt khác, phục hồi kinh tế tác động đến thị trường lao động bao giờ cũng chậm 1 nhịp. Sự phục hồi kinh tế vừa qua chưa đủ sức khôi phục thị trường lao động ngoài nước.

Tuy vậy, cũng có những dấu hiệu tích cực hơn trong công tác xuất khẩu lao động. Cụ thể, nhiều nơi có dấu hiệu tăng dần nhu cầu sử dụng lao động, thay vì tình trạng giãn thợ hoặc giảm nghiêm trọng việc nhận lao động nước ngoài.

Trong 5 tháng đầu năm nay, chúng ta đã đưa được gần 30.000 lao động, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 5, đưa được hơn 6.400 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng 5% so với tháng trước, và gần gấp 3 lần so với tháng 5/2009. Trong đó, khu vực Đông Bắc Á chiếm 44%, nhiều nhất là Đài Loan, 13.000 lao động, tiếp đó là Nhật Bản, gần 2.000 lao động. Khu vực Trung Đông chiếm 24,3%, với trên 7.000 lao động, trong đó thị trường UAE tiếp nhận trên 4.000 lao động, Saudi Arabia- 1.200 lao động, Bahrain- 1.200 lao động… Khu vực Bắc Phi tiếp nhận hơn 2.300 lao động. Khu vực Đông Nam Á tiếp nhận khoảng 16,8% số lao động.

Về số lượng, như vậy đã có dấu hiệu tăng hơn trước. Nhưng quan trọng hơn, về cơ bản, không còn lao động được đưa đi nước ngoài mà không có việc, hoặc mất việc sớm như những trường hợp trước đây. Các doanh nghiệp cũng rút kinh nghiệm trong thời gian khủng hoảng, một mặt tích cực tìm kiếm hợp đồng mới, mặt khác, tìm kiếm các hợp đồng chắc chắn, kỹ lưỡng hơn. Cho nên, tính chắc chắn, bảo đảm, tránh rủi ro cho người lao động được thực hiện tốt hơn.

PV: Thưa ông, việc giáo dục định hướng cho lao động trước khi đi có vai trò quan trọng. Được biết, Hiệp hội vừa đưa ra chương trình đào tạo đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Chương trình này có gì mới hơn so với các chương trình giáo dục định hướng trước đây?

Ông Nguyễn Lương Trào: Giáo dục định hướng có vai trò quan trọng, giúp nâng cao nhận thưc, hiểu biết của người lao động trong thời gian sống và làm việc ở nước ngoài. Nhờ thế họ có thể sống và làm việc tốt hơn ở nước ngoài, đặc biệt là nâng cao được ý thức tôn trọng pháp luật, kỷ cương. Có được điều đó, nhu cầu nhận lao động Việt Nam ở các thị trường sẽ ngày càng cao hơn.

Vì thế, Hiệp hội rất quan tâm đến việc làm sao để nâng cao chất lượng của người lao động. Một trong những giải pháp đó là tìm cách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp có những bài giảng giáo dục định hướng có chất lượng. Những bài giảng này vừa dựa trên khung của cơ quan quản lý nhà nước và dựa trên kinh nghiệm của cán bộ quản lý trong công việc này nhiều năm.

Hiệp hội đã soạn thảo một hệ thống những bài giảng cho người lao động. Những bài giảng chung bao quát được nội dung, yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước. Mặt khác, với từng thị trường, bài giảng biên soạn trên Power Point, lồng ảnh minh họa, lời lẽ ngắn gọn, dễ tiếp thu mà vẫn đảm bảo đủ nội dung.

Trước mắt chúng tôi đã biên soạn bài giảng với 3 thị trường: Đài Loan, UAE, Lybia. Hy vọng những bài giảng này sau khi in thành CD, cung cấp miễn phí cho các doanh nghiệp, sẽ giúp các doanh nghiệp có những bài giảng chuẩn mực hơn, nâng cao chất lượng giáo dục định hướng cho người lao động.

PV: Thưa ông, năm 2010 cũng là năm kết thúc một giai đoạn của chương trình lao động việc làm, trong đó có xuất khẩu lao động. Trong 6 tháng cuối năm, theo ý kiến ông, liệu có những đột phá nào trong lĩnh vực này, để có thể đạt được mục tiêu của chương trình?


Ông Nguyễn Lương Trào: Năm 2010 kết thúc một giai đoạn của Chương trình Việc làm quốc gia, trong đó có vấn đề việc làm ngoài nước. Các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam vừa qua vấp khó khăn cực kỳ lớn là do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. không những tác động nghiêm trọng tới phát triển kinh tế, mà còn tác động đến thị trường lao động. Thị trường lao động ngoài nước cũng bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Các thị trường nhận lao động nhiều đều soát xét lại, siết chặt lại chính sách tiếp nhận lao động, nên điều kiện khó hơn.

Trong bối cảnh như vậy, mặc dù đã có dấu hiệu phục hồi kinh tế nhưng các thị trường tiếp nhận lao động còn chậm, công tác xuất khẩu lao động chưa thể đạt được kết quả như trước khủng hoảng.

Để về đích được cho mục tiêu năm nay, góp phần vào kết quả cho kế hoạch 5 năm, bản thân các doanh nghiệp XKLĐ phải phấn đấu hết mức, phải vượt qua cả khó khăn về thị trường lao động, tìm hợp đồng chắc chắn, có điều kiện tốt hơn. Đồng thời còn phải vượt qua yếu tố tâm lý của người lao động, mà do dư chấn của cuộc khủng hoảng, họ chưa hăng hái, chưa sẵn sàng để tham gia đi làm việc ở nước ngoài. Các doanh nghiệp phải bằng thực tế chứng minh cho người lao động về triển vọng xuất khẩu lao động.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn lao động, tăng đầu tư để nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo. Qua đó có thể đạt được sự phát triển bền vững trong nhiều năm sau này.

*Xin cảm ơn ông!/.

(Vovnews)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Hơn 900 lớp đào tạo nghề cho 26.000 lao động nông thôn Long An
  • 5 tháng đầu năm: Hơn 29.000 người Việt Nam đi xuất khẩu lao động
  • Xuất khẩu lao động đi Canada: Cảnh giác, tránh mất tiền oan
  • Tháng 6 cần khoảng 45.000 lao động
  • Tìm giải pháp mới thu hút lao động
  • Chuẩn bị chương trình đào tạo theo nhu cầu trong 5 năm tới
  • Bài toán thiếu lao động: Lời giải là lương
  • Xây dựng tiêu chuẩn nghề-khởi đầu thị trường lao động chung ASEAN
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu