Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trường nghề mỗi năm một vắng

Trong khi nhu cầu lao động có nghề ngày càng tăng thì các trường nghề lại khó tuyển học sinh. Ảnh: TL.

Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh Xã hội TPHCM, mùa tuyển sinh năm nay toàn thành phố chỉ mới tuyển được 2/3 chỉ tiêu trong khi mục tiêu đề ra là đến năm 2015 sẽ nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70% trên tổng số lao động làm việc (ước tính hiện nay thành phố có khoảng hơn 4 triệu lao động).

Học sinh mỗi năm một vắng

Tại hội thảo đánh giá tình hình tuyển sinh tại các trường dạy nghề trên điạ bàn thành phố diễn ra sáng 12-10, các trường nghề cho biết lượng học sinh ghi danh giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng dạy nghề thuộc Sở Lao động Thương binh Xã hội TPHCM, hiện nay trong 52 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trường dạy nghề dưới 1 năm thì năm 2010 chỉ tuyển được hơn 16.000 thí sinh, và 3 tháng cuối năm 2010 sẽ khó lòng tuyển đủ chi tiêu. Trong khi đó năm 2009, các cơ sở này tuyển sinh được gần 21.500 thí sinh và vẫn không lấp đầy chỗ trống.

Tình hình này còn bi đát hơn khi nhìn ở cấp độ từng trường riêng biệt. Như trường Trung cấp nghề Nhân Trụ, An Đức, Nhân Đạo… không tuyển được học sinh nào cho hệ cao đẳng nghề. Và trường Cao đẳng nghề Kinh tế Kỹ thuật Thiên Trụ từ đầu năm tới nay không tuyển được bất cứ học sinh nào cho tất cả các hệ từ cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho đến đào tạo dưới một năm.

Trong hội thảo sáng 12-10, bên cạnh các nguyên nhân đã có từ lâu như thiếu thốn thiết bị dạy học, chế độ luơng bổng cho giáo viên, chính sách hỗ trợ cho học sinh sau khi tốt nghiệp... thì vấn đề quảng bá thông tin đuợc đại biểu các trường quan tâm nhiều nhất. Theo các đại biểu, có quá ít phương tiện truyền thông hỗ trợ trường trong việc quảng bá, giới thiệu mình tới các em học sinh và các bậc phụ huynh.

Trong khi các kỳ tuyển sinh ở đại học, cao đẳng luôn được báo chí, tin tức phổ biến rộng rãi, là mối quan tâm của cả nuớc thì các trường nghề lại phải đứng ngoài và chờ đợi khi học sinh đã rớt hầu hết các nguyện vọng.

Phần lớn các trường cho biết phải tự quảng bá thông qua báo chí, thư mời, tuy nhiên chi phí cao nhưng không mang lại hiệu quả thiết thực. Trường Trung cấp nghề Ngọc Phước cho biết trong năm nay đã đăng báo ba lần, gửi 8.000 thư mời tới các gia đình nhưng chỉ có 32 học sinh đến ghi danh.

Cần một sân chơi riêng

Ông Phan Bửu Toàn, Hiệu phó trường Cao Đẳng Du lịch Sài Gòn kiến nghị tổ chức ngày hội việc làm cho các trường dạy nghề. “Chúng tôi cần một ngày hội như thế để có thể giới thiệu mình tới các trường từ trung học cơ sở cho tới trung học phổ thông, góp phần hình thành định hướng nghề nghiệp cho các em ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường”, ông Toàn nói thêm.

Ông cũng cho biết ở hội chợ này, bên cạnh việc hướng nghiệp, các trường phải phát huy thế mạnh ngành mình đào tạo bằng cách tổ chức các gian hàng mà ở đó các học viên đã qua đào tạo sẽ thể hiện tay nghề của mình, kích thích niềm đam mê của các em học sinh.

“Do đó rất cần sự tham gia của các trường dạy nghề trong địa bàn thành phố, để hội chợ thực sự phong phú, bắt mắt và chuyên nghiệp hơn”, ông Toàn cho biết thêm.

Kiến nghị của ông Toàn đã dành đuợc sự ủng hộ của đại biểu các trường, vì đây sẽ là một kênh thông tin riêng giúp họ chủ động hơn trong việc tuyển sinh, quảng bá hình ảnh của mình.

(Theo Công Sang // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Năm 2020, gần 1,5 triệu người Việt Nam có thể thất nghiệp
  • Gỡ “điểm nghẽn” nguồn nhân lực
  • Phó Thủ tướng chỉ đạo về Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn
  • Việc làm- Chìa khóa thoát nghèo bền vững
  • Hậu xuất khẩu lao động chưa được quan tâm
  • Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn Mở ra hy vọng lớn cho người nông dân
  • Xuất khẩu lao động: Chỉ 30% doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
  • Sắp diễn ra Ngày hội nhân sự lớn nhất trong năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu