Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gỡ “điểm nghẽn” nguồn nhân lực

Để đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ đắc lực kinh tế xã hội trong 10 năm tới và đưa nguồn nhân lực trở thành lợi thế của Việt Nam cần phải thực hiện các Đề án: Đề án nâng cao thể lực và tầm vóc, người Việt Nam, Đề án quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực, Đề án phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và Đề án phát triển văn hóa dân tộc.

Trong đó, Đề án Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì sẽ được thực hiện ngay trong năm 2010.

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, có bốn lý do căn bản khiến nguồn nhân lực ở nước ta luôn ở thế bị động, theo kiểu “có tới đâu, dùng tới đó”.

Đó là đa số các Bộ, ngành và địa phương vẫn chưa coi nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao là yếu tố trụ cột để phát triển.

Hệ thống giáo dục vẫn theo hướng đào tạo theo cung mà không chú ý tới cầu, đặc biệt là khối giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp công lập mới dừng lại ở việc đào tạo theo số lượng mà chưa trọng chất lượng đào tạo.

Hệ thống giáo dục và các trường đại học còn nhiều bất cập trong đánh giá chất lượng, không công bố chuẩn đầu ra, quản lý lỏng lẻo và không áp dụng nguyên tắc “3 công khai”.

Thiếu cơ chế chính sách phù hợp để thu hút sinh viên tốt nghiệp ra trường trở về làm việc tại địa phương mà chỉ tập trung ở những thành phố lớn.

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ và địa phương đã được chọn thí điểm triển khai sớm Đề án Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực cần tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các quy trình theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trước 20/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố phương pháp thực hiện và chỉ số dự báo về nguồn nhân lực trên cơ sở họp trực tuyến qua mạng với các Bộ, ngành địa phương.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư đồng tổ chức Hội nghị về quy mô và tiêu chí đầu tư ngân sách cho các trường đại học công lập vào ngày 27/10 tới  nhằm xác định nhu cầu thực tế của các trường đại học, từ đó xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2010.

Phó Thủ tướng đề nghị đăng tải toàn bộ các văn bản hướng dẫn về xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ, ngành và địa phương trên Cổng TTĐT của đơn vị,  từ đó tiếp nhận và trả lời các câu hỏi, đề nghị giúp đỡ của các Bộ, của các địa phương.

Sang năm 2011 thành lập website về quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia sẽ đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ xác định tháo gỡ “điểm nghẽn” về nguồn nhân lực là công tác trọng tâm trong giai đoạn tới, theo đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ dự và trực tiếp chỉ đạo tất cả các cuộc họp giao ban do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì về nguồn nhân lực.  

Từ nay đến cuối năm, các Bộ, ngành và địa phương cần tập trung xác định, phân loại các nhu cầu nhân lực thực tế của mình để có căn cứ  xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các ngành, địa phương giai đoạn 2011-2020.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu