Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt kiều dự tuyển viên chức: Nhiều “rắc rối”?

Nhiều nội dung của dự án Luật Viên chức còn khiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn - Ảnh: TTXVN.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được dự tuyển viên chức vẫn là một trong những nội dung còn nhiều ý kiến trái chiều khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Viên chức, chiều 20/7.

Theo quy định của dự thảo luật, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam có thể đăng ký tuyển dụng làm viên chức. Đây là một trong những nội dung mới so với các quy định hiện hành về quản lý đội ngũ này.

Lường trước “rắc rối”

Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy vừa qua, bên cạnh một số ý kiến tán thành, nhiều đại biểu đã không đồng ý với quy định nêu trên.

“Nghiêng” về loại ý kiến thứ hai, song do còn có ý kiến khác nhau, tại phiên họp chiều nay, Thường trực Ủy ban Pháp luật vẫn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hai phương án.

Phương án 1 đồng ý với quy định của dự luật song cần quy định cụ thể những lĩnh vực ngành nghề vị trí, điều kiện, quyền, nghĩa vụ….trong trường hợp Việt kiều được tuyển dụng làm viên chức.

Phương án 2 là không quy định việc tuyển dụng viên chức là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài trong dự luật mà có thể sử dụng các cơ chế khác để huy động chất xám, trí tuệ của họ.

Mở đầu phiên thảo luận, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu quan điểm chỉ người có 1 quốc tịch và mang quốc tịch Việt Nam mới được dự tuyển viên chức. Theo ông quy định như dự luật có thể sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường.

Cũng ủng hộ phương án 2, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng phải lường trước rắc rối vì rất khó quản lý khi viên chức là Việt kiều ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Không nhất thiết phải tuyển làm viên chức nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài không gắn bó lâu dài với Việt Nam, ông Thi nói.

Nêu thực tế “không có chuyện định cư ở nước ngoài mà làm việc tại Việt Nam” Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cũng không “bỏ phiếu” cho phương án 1.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền thì “nên mở ra 1 chút” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể trở thành viên chức, song cần có quy định các điều kiện để kiểm soát.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng “ không nên cứng quá mà nên có quy định mở” trong việc tuyển dụng viên chức.

Một số ý kiến khác cũng “nghiêng” theo quan điểm này và đề nghị quy định rõ các điều kiện để tránh những rắc rối có thể xảy ra khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở thành viên chức tại Việt Nam.

Với quan điểm của Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho rằng, nếu quy định “mở cửa” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài được dự tuyển viên chức được thông qua thì cũng phải quy định rất cụ thể về ngành, nghề và xem xét cả quá trình làm việc cũng như nhân thân của người dự tuyển.

Chủ trương thì không hạn chế, nhưng thực hiện cũng khó nên mới để hai phương án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu chọn phương án hai thì cũng đồng tình, Bộ trưởng nói.

Cá nhân ủng hộ phương án 1, song kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng dự luật còn đang trong quá trình hoàn chỉnh, vì vậy vẫn giữ hai phương án và sẽ tổ chức lấy thêm ý kiến đóng góp trước khi chọn một phương án.

Ai là viên chức?

Bên cạnh nội dung trên, từ tên gọi đến phạm vi điều chỉnh và ngay cả khái niệm về công chức cũng còn khiến nhiều vị ủy viên thường vụ băn khoăn.

Ai là công chức, ai là viên chức, hay cứ có chức vụ thì là công chức, không có chức vụ thì là viên chức, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đặt hàng loạt câu hỏi.

Ông Vượng cũng nêu một ví dụ cho thấy sự “rắc rối” của các quy định hiện hành liên quan đến đội ngũ công chức, viên chức. Đó là lái xe cho ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì là công chức, nhưng nếu vị đó nghỉ hưu và vị ủy viên mới không nhận người lái xe đó thì sẽ thành viên chức hay công chức?

Bộ trưởng Trần Văn Tuấn thừa nhận “công chức và viên chức có nét gần giống nhau về quyền lợi và trách nhiệm”. Cán bộ là do bầu cử, công chức là do bổ nhiệm vào ngạch, còn viên chức thì trên cơ sở thỏa thuận ký hợp đồng với cơ quan. Ở đơn vị sự nghiệp công lập, thì cấp trưởng và cấp phó là công chức, còn lại là viên chức, Bộ trưởng giải thích.

Cũng theo Bộ trưởng Tuấn, cơ chế quản lý viên chức thoáng hơn như cho phép góp vốn kinh doanh... nên thu nhập có khả năng cao hơn công chức. Các quy định tại dự luật cũng nhằm tạo điều kiện cho viên chức đóng góp và hưởng thụ tương xứng.

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Nhu cầu lao động ở TP Hồ Chí Minh tăng mạnh trong sáu tháng cuối năm
  • Người lao động được hưởng lợi từ Bảo hiểm thất nghiệp
  • Macao thay đổi chính sách cấp thị thực cho lao động Việt Nam
  • Thủ tục đăng ký dạy nghề: Đề xuất bỏ 5 thành phần hồ sơ
  • Sửa đổi quy định về hộ khẩu: Chặt chẽ hơn, hợp lý hơn
  • Nhân lực ngành y tế ở ĐBSCL: Bài toán nhiều ẩn số
  • Thị trường lao động trực tuyến tăng trưởng mạnh
  • Cần khoảng 1.000 kỹ sư, công nhân cho Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu