Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tục đăng ký dạy nghề: Đề xuất bỏ 5 thành phần hồ sơ

Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ đề xuất bỏ 5 loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ của thủ tục đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề công lập, tư thục.

Nên phân cấp cho Tỉnh xác nhận điều kiện đào tạo trình độ sơ cấp một số nghề

Cụ thể, nên bỏ yêu cầu nộp bản sao Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập Trung tâm (trừ trường hợp đối với trung tâm dạy nghề công lập trực thuộc Bộ); bỏ bản sao quy chế hoạt động của trung tâm dạy nghề đã được phê duyệt.

Tổ công tác cũng đề xuất bỏ Văn bản của Bộ chuyên ngành xác nhận đủ các điều kiện đảm bảo đào tạo các nghề y, dược, lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa hoặc nghề vệ sỹ. Thay vào đó, nên quy định Cơ quan nhà nước thực hiện TTHC này lấy ý kiến của các Bộ chuyên ngành về việc đủ điều kiện đảm bảo đào tạo nghề. Cách làm này sẽ thuận lợi hơn so với việc yêu cầu tổ chức, cá nhân trực tiếp đi xin xác nhận của Bộ chuyên ngành, giảm bớt khó khăn phiền hà cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.

Tổ công tác đề xuất bỏ “Giấy tờ chứng minh các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề”. Thay thế bằng việc chú giải cụ thể về các giấy tờ, tài liệu chứng minh (nếu cần) ngay trong mẫu Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề để tạo thuận lợi cho cả đối tượng tuân thủ và cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện.

Vì việc quy định “Giấy tờ chứng minh các điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề” như trên thiếu cụ thể, rõ ràng nên gây khó khăn khi thực hiện. Hơn nữa, chứng minh sự đáp ứng các Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định đã được thể hiện thông qua Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề của tổ chức, đơn vị. Cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xử lý thông tin của Báo cáo và đối chiếu với các quy định của nhà nước để xem xét, thẩm định.

Cùng với đó, nên bỏ Chương trình dạy nghề của các nghề đăng ký hoạt động. Bởi lẽ, đây là yêu cầu trùng lặp vì trong thành phần hồ sơ “Báo cáo thực trạng về một số điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề” đã yêu cầu có chương trình dạy nghề kèm theo.

Có thể phân cấp xác nhận điều kiện đào tạo trình độ sơ cấp một số nghề

Thay vì phải có xác nhận của Bộ chuyên ngành đối với tất cả các cấp trình độ nghề đào tạo như quy định hiện tại, Tổ công tác đề xuất nên phân cấp cho chuyên ngành cấp Tỉnh xác nhận đủ điều kiện đảm bảo đào tạo trình độ sơ cấp đối với các ngành y, dược, nghề lái xe cơ giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa, nghề vệ sĩ…

Lý do Tổ công tác đưa ra là việc thực hiện phân cấp nhằm giảm tải cho cơ quan quản lý nhà nước cấp Bộ, góp phần giải quyết TTHC nhanh chóng hơn.

Về mẫu đơn, tờ khai của thủ tục này, theo Tổ công tác nên quy định cách thức tiếp cận mẫu đơn bằng cách công bố công khai mẫu đơn lên trang web của Bộ, ngành, địa phương, cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC hoặc tại trụ sở cơ quan thực hiện TTHC và tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức khai thác mẫu đơn trên trang web của Bộ, ngành, địa phương, cơ sở dữ liệu  quốc gia về TTHC hoặc trực tiếp tại cơ quan thực hiện TTHC.

Tổ công tác cho rằng cần bỏ thông tin về môn học/ môđun giảng dạy trong bảng liệt kê giáo viên dạy nghề, thông tin về năm sản xuất của thiết bị dạy nghề trong mẫu “Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đào tạo các nghề đăng ký hoạt động”.

Vì việc yêu cầu phân công giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng dạy môn học hay môđun nào đó gây khó khăn khi xây dựng kế hoạch, vì giáo viên có thể giảng dạy các môn học/ môđun chuyên ngành của nghề, việc phân công giảng dạy các trường sẽ thực hiện theo tình hình thực tế vì hiện nay rất thiếu giáo viên dạy nghề.

(Theo Hoàng Diên // Tin Chính phủ)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Sửa đổi quy định về hộ khẩu: Chặt chẽ hơn, hợp lý hơn
  • Nhân lực ngành y tế ở ĐBSCL: Bài toán nhiều ẩn số
  • Thị trường lao động trực tuyến tăng trưởng mạnh
  • Cần khoảng 1.000 kỹ sư, công nhân cho Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận
  • Mùa săn nhân lực
  • Năm 2010, hoàn thành quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
  • Giải bài toán nhân lực: Nhiều doanh nghiệp "kêu" thiệt!
  • Thị trường lao động: Nghịch lý cung cầu!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu