Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam đối mặt nhiều thách thức về dân số

Năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành chỉ tiêu giảm sinh 0,02% sau nhiều năm không đạt. Tuy nhiên, chúng ta đang đối mặt nhiều thách thức về chất lượng dân số.

Ảnh minh họa

Dân số vàng

Theo số liệu của Bộ Y tế, tỷ suất sinh thô giảm 0,03% đã khiến tỷ lệ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 1999-2009  là 1,2% mỗi năm, như vậy mỗi năm dân số nước ta chỉ tăng thêm 947 nghìn người (trong khi ở những thập kỷ trước, mỗi năm dân số nước ta tăng từ 1,1-1,2 triệu người).

Số trẻ em sinh ra trong 6 tháng đầu năm 2010 giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2009. Số trẻ em là con thứ 3 trở lên giảm 4% so với cùng kỳ 2009.

Giữa các vùng, mức sinh có sự khác biệt. Khu vực Đông Nam Bộ có tổng tỷ suất sinh thấp nhất (1,69 con trên một phụ nữ) trong khi đó vùng Tây Nguyên lên tới 2,65. Con số này ở khu vực nông thôn cũng giảm rõ rệt từ 2,57 năm 1999 xuống còn 2,14 năm 2009, gần đạt mức sinh thay thế. Trong khi đó tổng tỷ suất sinh không có sự thay đổi rõ rệt ở khu vực thành thị (mức này vẫn giữ 1,8 con trên một phụ nữ trong vòng 10 năm qua).

Cơ cấu dân số Việt Nam bắt đầu vào thời kỳ dân số vàng (với tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi lao động gấp đôi nhóm tuổi phụ thuộc).

Mức chết hiện rất thấp. Tỷ suất chết thô là 6,8 phần nghìn và tỷ suất chết của trẻ em là 16 phần nghìn.

Nhưng còn đối mặt nhiều thách thức

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy nhận định, Việt Nam vẫn là nước có quy mô dân số lớn thứ 13 trên thế giới, chất lượng dân số còn hạn chế, chỉ số phát triển con người vẫn ở mức thấp, các tố chất về tầm vóc, thể lực còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chiều cao, cân nặng và sức bền còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực.

Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Vẫn còn sự khác biệt lớn giữa khu vực đồng bằng châu thổ và các khu vực miền núi về các chỉ số phát triển. Tỷ lệ tử vong người mẹ ở các vùng sâu, vùng xa và khu vực người dân tộc ít người sinh sống còn cao hơn rất nhiều các vùng khác.

Tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh, liên tục và đã ở mức đáng báo động (tăng từ 106,2 nam/100 nữ năm 2000 lên 110,6 nam/100 nữ năm 2009). Dân số đang trong quá trình già hoá, số người cao tuổi ngày càng tăng.

Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục tăng, nhu cầu kế hoạch hóa gia đình và các phương tiện tránh thai ngày càng lớn, quan hệ tình dục, nhất là tình dục trước hôn nhân, tình trạng mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở vị thành niên và thanh niên… vẫn là những thách thức lớn trong thời gian tới.

Ngày dân số thế giới 11/7 năm nay có chủ đề “Mọi người đều được quan tâm“. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc chọn chủ đề này nhằm vận động mọi người dân tham gia vào công tác điều tra dân số.

Bên cạnh đó, vấn đề di cư cũng là một thách thức. Tổng số người di cư trong nước trong vòng 5 năm trước thời điểm tổng điều tra dân số năm 2009 tăng lên 6,7 triệu người. Di cư từ nông thôn ra thành thị đã đẩy nhanh đáng kể quá trình đô thị hóa và vì thế gây áp lực lên các hệ thống cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội hiện tại của các đô thị.

Đối phó với các thách thức trên, ông Nguyễn Bá Thủy cho rằng, cần tiếp tục củng cố hệ thống y tế và cải thiện các dịch vụ cấp cứu sản khoa và chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, trong đó nâng cao năng lực và tay nghề cho các nữ hộ sinh và các cô đỡ người dân tộc, đồng thời thực hiện giáo dục về sinh đẻ an toàn đang đặt ra như một ưu tiên.

Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về dân số, kế hoạch hóa gia đình là giải pháp hiệu quả và quan trọng hàng đầu. Ngoài ra, công tác hoạch định, xây dựng chính sách để đối phó với những thách thức mà sự tăng dân số cùng với các vấn đề xã hội là nhiệm vụ chiến lược lâu dài của các cơ quan chức năng.

Phó Trưởng đại diện của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, bà Urmila Singh khẳng định, Liên Hợp Quốc cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ và các bộ, ngành của Việt Nam để có thể vượt qua các khó khăn thách thức và đạt được các mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ.

(Theo Nguyệt Hà // Tin Chính phủ)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • VAMAS đào tạo lao động Việt Nam xuất khẩu
  • Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Nhật sẽ gặp khó?
  • Bình Dương thiếu nguồn nhân lực gốm sứ
  • Người lao động VN sẽ được đào tạo bài bản trước khi đi làm việc ở nước ngoài
  • Cần hệ thống thông tin và dự báo hiệu quả về lao động
  • DN “đỏ mắt” tìm lao động kỹ thuật cao
  • Lao động trẻ em: Những con số giật mình
  • Tuyển nhân lực: Thiếu cầu nối giữa doanh nghiệp và sinh viên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu