Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình Dương thiếu nguồn nhân lực gốm sứ

Bình Dương thiếu nhân lực ngành gốm sứ. Trong ảnh là công nhân đang làm việc tại một xưởng sản xuất gốm ở Lái Thiêu, Bình Dương. Ảnh: Kinh Luân

Tình trạng thiếu nguồn nhân công trong lĩnh vực sản xuất gốm sứ đang là khó khăn của tỉnh Bình Dương, địa phương sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ lớn nhất Việt Nam.

Ông Lý Ngọc Minh, Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương, cho biết các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ Bình Dương gặp khó khăn trong việc tìm công nhân nên nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa hay sản xuất cầm chừng.

Hiện nay chỉ còn 70 nhà sản xuất gốm sứ thực sự gọi là sản xuất, trong đó có khoảng 30-40 nhà máy có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường nhờ có đầy đủ nhân công. Đây cũng là tình hình khó khăn chung của gốm sứ tỉnh Bình Dương, ông Minh nhấn mạnh.

Bình Dương lâu nay xác định gốm sứ là ngành công nghiệp truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa cũng như định hướng đầu tư để phát triển công nghiệp hóa ngành nghề truyền thống này.

Để bảo tồn ngành nghề truyền thống này, cuối tháng 3 năm nay, tỉnh đã thành lập Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương với khoảng 70 doanh nghiệp hội viên, nhằm phát triển công nghiệp gốm sứ của tỉnh.

Bình Dương hiện có trên 80 mỏ nguyên liệu cho ngành gốm sứ với trữ lượng hơn 150 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở các huyện Thuận An, Tân Uyên và thị xã Thủ Dầu Một với 3 làng gốm là Chánh Nghĩa, Lái Thiêu và Tân Phước Khánh.

Bình Dương có gần 300 cơ sở sản xuất gốm sứ thủ công cỡ nhỏ, mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 130 đến 150 triệu sản phẩm các loại, đặc biệt là gốm sứ dùng trong công nghiệp và gốm sứ mỹ nghệ trang trí. Có lúc lao động gốm sứ lên tới hơn 23.000 người.

(Theo Tường Vi // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Người lao động VN sẽ được đào tạo bài bản trước khi đi làm việc ở nước ngoài
  • Cần hệ thống thông tin và dự báo hiệu quả về lao động
  • DN “đỏ mắt” tìm lao động kỹ thuật cao
  • Lao động trẻ em: Những con số giật mình
  • Tuyển nhân lực: Thiếu cầu nối giữa doanh nghiệp và sinh viên
  • Thị trường lao động trực tuyến: Nhiều dấu hiệu tích cực
  • Bảo vệ lao động trẻ em: bó tay?
  • Trẻ em tố việc bị chủ bóc lột
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu