Khủng hoảng kinh tế thế giới đang ảnh hưởng xấu đến việc làm của người lao động (LĐ) Việt Nam tại nước ngoài. Nhiều lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn, tạo ra một làn sóng lao động trong nước được “nhập khẩu” trở lại.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, một số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam đã thực hiện việc cắt giảm hợp đồng hoặc tiến hành để người lao động về nước trước thời hạn, do nhiều nhà máy, xí nghiệp đã thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa. Đây là những tác động khó tránh khỏi của cuộc cuộc suy thoái toàn cầu đang diễn ra.
Mới đây, ngày 1-4 CH Czech thông báo nước này đã ngừng cấp thị thực về lao động và kinh doanh cho công dân năm quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhằm ngăn chặn dòng lao động giá rẻ vào nước này khi khủng hoảng kinh tế tiếp tục gây ra những hậu quả nặng nề.
Lao động Việt Nam tại hai thị trường Đài Loan và Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ suy thoái kinh tế, do hai nước này ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty bị phá sản. Tại Đài Loan hai ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất là điện tử và sản xuất phụ tùng xe hơi. Trong khi đó tình hình kinh tế ở Hàn Quốc cũng tồi đi trong thấy.
Ngay tại Malaysia - nơi tiếp nhận nhiều nhất LĐ Việt Nam với khoảng 30 nghìn người mỗi năm, đến nay cũng chỉ nhận hơn 7 nghìn người. Qatar đã ngưng việc cấp mới visa cho LĐ Việt Nam và không gia hạn hợp đồng LĐ cho hàng ngàn người đang làm việc ở nước này..
Trước tình hình thị trường lao động trong nước nhất là công nhân trong các nhà máy may mặc hiện cũng đang thiếu việc làm. Lao động Việt Nam ở nước ngoài lại tràn về, gây ứ đọng nhân công. Tình trạng thiếu việc làm sẽ diễn ra phổ biến bởi tỷ lệ khá cao trong lực lượng xuất khẩu lao động VN về nước và số lao động trong nước đang trong tình trạng thất nghiệp.
Việc “nhập khẩu” lao động bất đắc dĩ của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, khiến thị trường lao động trong nước vốn đã khó khăn nay được nhân lên gấp bội. Số lao động Việt Nam bị nước ngoài trả về hầu hết là những công nhân lao động phổ thông . Trong khi đó ,các ngành sản xuất trong nước cũng đang bị đình trệ, vẽ nên một bức tranh ảm đạm về thị trường lao động ở Việt Nam trong giai đoạn này.
Được biết, trong năm 2008, nước ta đã xuất khẩu gần 87.000 lao động, trong đó có 28.900 lao động nữ, với các ngành nghề chủ yếu như: dệt may, điện tử, đánh cá, điều dưỡng... Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH công bố mỗi năm lao động xuất khẩu gửi về nước 1,7 tỷ đồng. Trước tình hình hiện tại, số tiền 1,7 tỷ hàng năm chắc chắn sẽ bị giảm xuống gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà.
Như vậy, bước vào năm 2009 thị trường LĐ Việt Nam sẽ gặp đầy khó khăn, thách thức. Người LĐ vừa phải đối mặt với cơn bão tài chính thế giới, vừa phải cạnh tranh quyết liệt với lực lượng LĐ “nhập khẩu” bất đắc dĩ để giành thị phần LĐ trong nước.
(Theo Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com