Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu lao động: Còn nhiều tiêu cực

Còn nhiều hạn chế, tồn tại, vướng mắc trong hoạt động tổ chức tuyên truyền, thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) - đó là thực trạng được hầu hết các đại biểu đại diện các bộ, ngành và doanh nghiệp XKLĐ đã nêu ra trong “Hội thảo về thực hiện chính sách, pháp luật XKLĐ” do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội vừa tổ chức tại TP Vũng Tàu.

Theo đại diện các bộ, ngành chức năng và các doanh nghiệp XKLĐ, cơ chế quản lý nhà nước về XKLĐ còn lỏng; Việc thực hiện các quy định của doanh nghiệp trong tuyển dụng, đào tạo, ký kết hợp đồng, cung ứng lao động, quản lý và bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài... chưa đúng và thiếu chặt chẽ. Tình trạng doanh nghiệp VN có chức năng XKLĐ vi phạm các quy định hiện hành diễn ra tràn lan. Phổ biến là cạnh tranh không lành mạnh, tuyển chọn lao động qua trung gian, không coi trọng công tác khai thác, ký kết hợp đồng. Thậm chí o ép người lao động ký hợp đồng với những điều khoản bất lợi. Nhiều doanh nghiệp còn không quản lý được hoạt động của các chi nhánh của mình...

Theo ông Đặng Như Lợi - phó Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội, có tới 70 - 80% người lao động đi qua môi giới. Cá biệt có xã, trong số 112 người đi XKLĐ chỉ có hai lao động do doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp, còn lại đều qua môi giới. Những tiêu cực đã và vẫn đang xảy ra như vậy. Người lao động gánh chịu thua thiệt.

Nguyên nhân từ phía khách quan như ông Đào Công Hải - phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ LĐTB-XH là hầu hết các quốc gia, lãnh thổ tiếp nhận lao động từ bên ngoài thường không cho phép các doanh nghiệp cử lao động hay đặt văn phòng quản lý lao động tại quốc gia, lãnh thổ của họ. Do vậy, việc quản lý lao động tại các nước này rất khó. Bên cạnh đó, do quản lý nhà nước về XKLĐ còn nhiều bất cập, chưa theo sát thực tế, chưa nghiêm trong xử lý vi phạm. Mặt khác, hoạt động tuyên truyền XKLĐ vẫn mang nặng tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

(Theo Xuân Thoại // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com