Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Con đường ngập lún

“Cả tháng nay bất kể là trời nắng hay mưa, triều cường, con đường chỉ khô ráo được 2 ngày, còn lại là ngập chìm trong nước; người đi đường bị sập “bẫy”, các hộ kinh doanh buôn bán không được phải chuyển chỗ…”. Đó là những gì mà nhiều người dân trên đường Nguyễn Văn Luông (phường 12, quận 6 TPHCM) nói về con đường này.

Trời không mưa, đường vẫn ngập

Trưa 9-9, khu vực trên vẫn ngập chìm trong nước, có chỗ ngập sâu tới hơn 30cm. Ở đoạn từ vòng xoay Phú Lâm đến ngã tư Hậu Giang là hệ thống rào chắn đào đường dày đặc, án ngữ cả lối đi. Do mặt đường bị thu hẹp lại bị ngập nước thường xuyên nên hàng ngày các phương tiện lưu thông phải leo lên lề để đi. Mặt đường bị cày xới nham nhở, xuất hiện nhiều hố sâu, còn hai bên lề đường bị lún sụt nghiêm trọng, với những hàm ếch nhô ra rất nguy hiểm cho người đi đường.

Theo một số người dân sống dọc hai bên tuyến đường này, thời gian qua đã có hàng chục người đi đường bị sập “bẫy” vì không biết các miệng nắp cống, hố sâu nằm ở đâu do đường thường xuyên bị ngập nước. Để cảnh báo cho người đi đường tránh để xảy ra những tai nạn đáng tiếc, đơn vị thi công đã phải đặt những tấm biển với nội dung: “Đường đang sạt lở, đề nghị phương tiện ô tô đi lối khác”.

Đã mấy tháng nay tuyến đường Nguyễn Văn Luông thường xuyên ngập nước bất kể trời nắng hay mưa.

Trước đây đường Nguyễn Văn Luông cũng xảy ra ngập nước mỗi khi có mưa lớn hoặc triều cường. Nhưng mấy tháng nay kể từ ngày có hệ thống “lô cốt” thi công công trình cống cấp 2 và 3 (gói thầu TH3 lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm) thì con đường thường xuyên chịu cảnh ngập nước triền miền bất kể trời nắng hay mưa, triều cường.

Bác Đỗ Thị Quất, bán hàng tạp hóa trên tuyến đường này, bức xúc: “Trước đây đường chỉ ngập khi có mưa lớn hay triều cường và chỉ sau 1 - 2 tiếng là nước rút hết, nhưng từ ngày có hệ thống “lô cốt” mọc lên thì con đường ngập nước liên tục và tràn luôn vào tận cả nhà dân khiến cho đời sống sinh hoạt cũng như kinh doanh buôn bán của chúng tôi bị đảo lộn”.

Chịu không nổi cảnh “nước vây quanh” nhiều ngày, một chủ quán phở phải thuê xe để vận chuyển đồ đạc đi nơi khác buôn bán. Chủ đại lý bán gạo Huỳnh Siêu 2 ở số 262 đường Nguyễn Văn Luông cho biết: “Đã mấy tháng nay, kể từ ngày công trình thi công, bất kể trời nắng hay mưa đường đều ngập chìm trong nước. Chỉ tính riêng tháng nay, con đường chỉ có duy nhất 2 ngày khô ráo. Với tình trạng như thế này thì chỉ những ai có nhà hay mặt bằng thì mới có thể bám trụ nổi còn đi thuê nhà, mặt bằng làm ăn thì không đủ trả tiền nhà, mặt bằng. Như vậy, không còn con đường nào khác là phải chuyển đi nơi khác thôi”.

Ngập do cống thoát nước bị bịt

Qua tìm hiểu của chúng tôi thì nguyên nhân gây ngập trên tuyến đường này do ảnh hưởng của hệ thống “lô cốt” đào đường phục vụ dự án nâng cấp đô thị Việt Nam, tiểu dự án TPHCM (gói thầu TH3 thi công cống cấp 2 và 3 lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm) do Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị làm chủ đầu tư; liên danh Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD và Công ty cổ phần LMĐN và xây dựng Cowaelmic là đơn vị thi công.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hoàng Nhân, Giám đốc Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị TPHCM (chủ đầu tư dự án), cho rằng: Hiện nay đang vào thời kỳ cao điểm của mùa mưa và khu vực này vốn là khu vực cuối nguồn, địa hình thấp nên mỗi khi mưa xuống dễ xảy ra ngập nước.

Ngoài ra, do trong quá trình thi công, về mặt nguyên tắc kỹ thuật đơn vị thi công phải bịt cống thoát nước để thi công nên khi thi công nước bơm từ công trình kết hợp với nước mưa và triều cường không có lối thoát dẫn đến ngập đường. Tuy nhiên, để nhằm giảm lượng nước ngập, đơn vị thi công đã thiết kế hệ thống thoát nước tạm và sử dụng máy bơm thường xuyên nhưng nước thoát vẫn rất chậm.

Đề cập đến tiến độ thi công công trình, ông Nhân cho biết: Đang mùa mưa nên đơn vị thi công gặp rất nhiều khó khăn trong việc thi công. Hầu như 1 ngày làm thì 2, 3 ngày nghỉ do đường thường xuyên ngập nước. Ngoài ra, đây lại là tuyến đường có lượng xe lưu thông qua lại đông nên đơn vị chỉ thi công 1 ca/ngày.

Theo ông Nhân, hiện nay chủ đầu tư và đơn vị thi công đang tập trung và triển khai phương án để đẩy nhanh tiến độ thi công. Do đó, nếu không có trục trặc và thời tiết thuận lợi thì đến tháng 11 công trình sẽ hoàn thành. Khi đó con đường sẽ hết ngập nước.

(Theo ĐÌNH LÝ // SGGP online)

  • Xử lý ô nhiễm tại các làng nghề : Đường còn dài...
  • Thanh niên VN hành động ứng phó biến đổi khí hậu
  • Hàng ngàn hộ dân xã Thạch Kim “khát” nước sạch
  • Trồng 20ha rừng ngập mặn ven biển tại Sóc Trăng
  • Luật Môi trường: Cần một hành lang pháp lý rõ ràng
  • Đề xuất tăng giá nước sạch tối đa là 12.000 đồng/m3
  • Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ khởi công vào đầu năm 2010
  • Phát hành thêm 3.000 tỷ đồng trái phiếu cho KĐT mới Thủ Thiêm
  • TP.HCM: Hơn 1 triệu người dân phải mua nước giá cao
  • Cần Thơ : Trăn trở với cầu chữ Y
  • Công nghệ Stabiplage chống xói lở bờ biển
  • Kiến trúc nào cho các ô phố dọc đại lộ Đông-Tây?
  • Tp.HCM xây dựng thêm 4.200 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi