Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP.HCM: Hơn 1 triệu người dân phải mua nước giá cao

Theo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), cho đến đầu tháng 9-2009 tỷ lệ hộ dân TPHCM sử dụng nước sạch đạt khoảng 83%. Điều này có nghĩa, vẫn còn gần 1/5 số người dân (TPHCM có hơn 8 triệu dân, chưa kể khách vãng lai) vẫn chưa có nước sạch để sử dụng.

100.000 đồng - 120.000 đồng/m³ nước

Đó là số tiền mà gia đình anh Nguyễn Song Ngọc (22/9 ấp 4, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè) phải trả cho mỗi mét khối nước sạch trong tháng 9-2009 này. Địa bàn anh Ngọc sinh sống có mạng lưới cấp nước của Sawaco đã phủ kín, nhưng người dân vẫn phải mua nước sạch từ các hộ dân kinh doanh nước sạch khác để sử dụng bất kể mùa mưa hay mùa nắng.

Anh Ngọc cho biết: “Thỉnh thoảng cũng có nước máy nhưng chủ yếu vào lúc 1-2 giờ sáng”. Gia đình anh dù đã tận dụng hết thau, xô để hứng nước nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu sử dụng của gia đình. Anh Ngọc chạy xe ôm, vợ anh buôn bán nhỏ, tổng thu nhập của gia đình anh mỗi tháng khoảng 2,5 triệu đồng nhưng phải nuôi thêm 2 đứa con nhỏ. Do vậy, việc phải mua nước sạch với giá trên 100.000 đồng/m³ đang thực sự trở thành gánh nặng cho gia đình anh.

Cùng xã nhưng ở ấp 5, gia đình anh Nguyễn Hồng Khánh cũng đang phải mua nước sạch với giá 120.000-150.000 đồng/m³. Anh Khánh cho biết, dù xài rất tiết kiệm mỗi tháng gia đình anh vẫn tốn 400.000-600.000 đồng tiền mua nước sạch. Khoản tiền này cũng đang là nỗi ám ảnh đối với một gia đình mà chồng là lính hải quân, vợ là giáo viên có tổng thu nhập chỉ khoảng 7 triệu đồng/tháng.

Bơm nước từ xe chở nước vào trụ cứu hỏa để cung cấp nước cho người dân huyện Nhà Bè. Ảnh: ĐỨC TRÍ

Những trường hợp nêu trên không phải chỉ có ở huyện Nhà Bè mà ngay tại nhiều quận, huyện nội thành cũng không khó thấy. Gia đình chị Đào Thị Lệ Hằng (376 đường Chiến Lược, quận Bình Tân) hiện phải mua nước sạch với giá khoảng 33.000 đồng/m³…

Theo Sawaco, hiện chỉ có 3 quận (1, 5 và 10) là đạt tỷ lệ 100% hộ dân có nước máy để dùng; các quận nội thành cũ còn lại như quận 3, 4, 6, Phú Nhuận… tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch đạt trên 90%.

Trong đó cá biệt có 2 quận 9 và Tân Phú mới đạt trên 60%. Vùng ven, ngoại thành, tỷ lệ phủ nước sạch rất thấp, mới đạt trung bình gần 37%, trong đó quận 12 đạt thấp nhất: chỉ hơn 4%! Còn người dân huyện Củ Chi gần như chưa có nước máy để sử dụng! Sawaco đang phải chi khoảng 1 tỷ đồng/tháng để thuê xe bồn chở nước đến phục vụ dân ở những vùng không có nước máy.

Tuy nhiên, động thái này vẫn không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Chính vì vậy theo ước tính, có gần 1 triệu người dân khác ở những vùng chưa có nước vẫn phải mua nước sạch (ngoài nguồn cung cấp của Sawaco) với giá rất cao.

Thiếu tiền để tăng nguồn nước

Anh Nguyễn Anh Tuấn, người phụ trách công tác cung cấp nước của Công ty cổ phần Cấp nước Nhà Bè, cho biết, hiện công ty mới đảm bảo cung cấp nước cho thị trấn Nhà Bè và xã Phú Xuân cùng một phần nhỏ của xã Phước Kiểng. Các xã còn lại liên tục đề xuất công ty phát triển mạng để đưa nước sạch tới nhưng công ty không thể đáp ứng vì không có tiền đầu tư. Tại khu vực cấp nước của Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn, cũng diễn ra tình trạng tương tự.

Anh Trần Hữu Tế Nhị, nhân viên phòng kinh doanh của công ty, cho biết, đơn vị đã chủ động lập dự án phát triển mạng cho các vùng dân không có nước, nhưng vì không có tiền nên không thể triển khai. Thậm chí, trên rất nhiều con đường của quận Bình Tân, do không có tiền nên Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn chỉ phát triển được mạng cấp nước ở một bên đường. Người dân ở phía đường đối diện rất bức xúc nhưng… cũng không có cách nào giải quyết.

Theo ông Lý Chung Dân, Phó Tổng giám đốc Sawaco, tình trạng thiếu vốn đầu tư phát triển mạng cung cấp nước sạch cho dân diễn ra ở hầu hết các khu vực. 6 tháng đầu năm 2009 TPHCM mới chỉ cấp 15% nhu cầu vốn cho 5 dự án cấp nước trọng điểm chuyển tiếp từ kế hoạch năm 2008 qua.

TPHCM đã tạo mọi điều kiện cho Sawaco kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạng cấp nước nhưng các nhà đầu tư chỉ “mặn” đầu tư nguồn nước mà không “mặn” đầu tư phát triển hệ thống mạng cấp nước. Trong khi đó, đây lại là vấn đề bức xúc nhất hiện nay của TP.

Hiện nay TPHCM đã có khá nhiều nhà máy sản xuất nước sạch được hình thành từ chủ trương xã hội hóa cấp nước như Nhà máy Cấp nước BOT Bình An, BOO Thủ Đức, Nhà máy nước kênh Đông…

Tuy nhiên, gần như chưa có doanh nghiệp nào chịu đầu tư xây dựng mạng cấp nước vì chi phí đầu tư rất cao, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, phục vụ thi công… không đơn giản. Sawaco phải bao tiêu nước của các nhà máy này rồi cung cấp cho người dân thông qua hệ thống mạng của mình.

Sự ra đời của các nhà máy từ chương trình xã hội hóa giúp Sawaco có thêm nước phục vụ nhân dân, nhưng cũng làm cho hệ thống mạng cấp nước vốn cũ kỹ càng thêm xuống cấp. Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới hiện đang giúp thành phố chống thất thoát nước đã ước tính, cứ tăng thêm 10% lượng nước đổ vào hệ thống mạng thì cũng có nghĩa hệ thống mạng tăng thêm 10% nguy cơ bị rò rỉ.

Không phải ngẫu nhiên mà trong thời gian qua, tỷ lệ nước thất thoát ở TPHCM không hề giảm xuống mà còn tăng lên đến khoảng 40%. Tất nhiên, cũng không loại trừ khả năng quản lý của Sawaco còn chưa tốt nên tỷ lệ thất thoát nước mới tăng như vậy.

Song bất luận với lý do gì thì việc Sawaco thiếu vốn đầu tư phát triển mạng mới, cải tạo mạng cũ cộng với tình trạng thất thoát nước quá lớn cũng đã và đang làm cho hơn 1 triệu người dân thành phố phải mua nước sạch với giá cao.

(Theo SGGP online)

  • Xử lý ô nhiễm tại các làng nghề : Đường còn dài...
  • Thanh niên VN hành động ứng phó biến đổi khí hậu
  • Hàng ngàn hộ dân xã Thạch Kim “khát” nước sạch
  • Trồng 20ha rừng ngập mặn ven biển tại Sóc Trăng
  • Luật Môi trường: Cần một hành lang pháp lý rõ ràng
  • Cần Thơ : Trăn trở với cầu chữ Y
  • Công nghệ Stabiplage chống xói lở bờ biển
  • Kiến trúc nào cho các ô phố dọc đại lộ Đông-Tây?
  • Tp.HCM xây dựng thêm 4.200 căn hộ tái định cư tại Thủ Thiêm
  • Vì sao Việt Nam chưa có tác phẩm kiến trúc lớn?
  • Năm 2020: Xóa bỏ toàn bộ đường ngang dân sinh
  • Gần 840 tỷ đồng tư vấn kỹ thuật tuyến đường sắt đô thị số 1
  • Nóng bỏng đất “đô thị nghĩa trang”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi