Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải tại nông thôn

Công trình khí sinh học đã hoàn thành đưa vào vận hành ổn định tại một hộ dân ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng các đơn vị chuyên ngành và các địa phương đang triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm kiểm soát ô nhiễm, quản lý và xử lý chất thải khu vực nông thôn.

Bộ đã triển khai Chương trình sản xuất khí sinh học nhằm xử lý chất thải trong chăn nuôi. Dự án được triển khai trên 16 tỉnh, thành phố, với mức hỗ trợ tối thiểu 1,2 triệu đồng/công trình khí sinh học và cho vay ưu đãi để nông dân xây dựng công trình khí sinh học.

Nhờ có chính sách hỗ trợ tích cực trên, đến nay đã có hơn 600.000 công trình khí sinh học được xây dựng và 10% số hộ dân sử dụng khí sinh học phục vụ nhu cầu cuộc sống và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Các mô hình thu gom và xử lý chất thải cũng được triển khai hiệu quả tại một số địa phương như Thanh Trì (Hà Nội), Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên , Nam Định..., và đang được mở rộng ra phạm vi cả nước.

Hiện có khoảng 30-40% số xã ở nông thôn đã có tổ chức dịch vụ thu gom rác thải, trong đó chủ yếu là các tổ thu gom tự quản, một số ít địa phương thành lập các hợp tác xã dịch vụ môi trường...

Hoạt động áp dụng công nghệ sạch và sản xuất sạch hơn được triển khai rộng khắp thông qua các nguồn vốn hỗ trợ ở trong nước và quốc tế. Đi đầu trong việc ứng dụng những mô hình này là các doanh nghiệp chế biến thủy sản, tiếp đến là các nhà máy đường, chế biến lâm sản và càphê.

Đến nay đã có 114 cơ sở đầu tư hệ thống xử lý chất thải, gắn với sử dụng công nghệ sạch; 16 doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Dự kiến trong giai đoạn 2011-2015 sẽ có 59 cơ sở đầu tư xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trong sản xuất.

Hiện tại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chỉ đạo xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn phục vụ sản xuất các sản phẩm an toàn theo VietGAP đối với rau, quả, chè và thủy sản.

Bộ sẽ có những các văn bản hướng dẫn về việc sản xuất, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng đất hợp lý và kiểm soát tốt vật tư đầu vào nhằm bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
 
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)

  • Xử lý ô nhiễm tại các làng nghề : Đường còn dài...
  • Thanh niên VN hành động ứng phó biến đổi khí hậu
  • Hàng ngàn hộ dân xã Thạch Kim “khát” nước sạch
  • Trồng 20ha rừng ngập mặn ven biển tại Sóc Trăng
  • Luật Môi trường: Cần một hành lang pháp lý rõ ràng
  • Hải Phòng quy hoạch làng nghề để tránh ô nhiễm
  • Các dòng sông đang cạn kiệt
  • Hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng, nước sạch ở Hà Nội
  • Cần xử lý triệt để sự ô nhiễm ở mỏ nước Cốc Bó
  • Bình Thuận: Cát thải từ mỏ titan tràn vào nhà dân
  • Thuế bảo vệ môi trường: Khoản đầu tư cho tương lai
  • Sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm ở Thường Tín
  • Nguy cơ ô nhiễm từ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi