Sớm tháo gỡ, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường gây bức xúc dư luận ở các làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín là thông tin được Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thường Tín Lê Thanh Sơn chính thức cung cấp tới đại diện các cơ quan báo chí.
Trong những tháng cuối năm 2011, huyện Thường Tín tập trung đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tổ chức thực hiện tốt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường.
Trước mắt, huyện Thường Tín đã đưa vào quy hoạch hai địa điểm với diện tích 9ha làm bãi chứa chất thải xây dựng cho thành phố tại hai xã Chương Dương, Thống Nhất. Đồng thời, huyện đã cơ bản thực hiện xong dự án xây dựng bãi xử lý rác tập trung tại xã Dũng Tiến.
Ngoài ra, huyện cũng kiên quyết tiến hành cưỡng chế, phá vỡ công trình, giải tỏa ba cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại xã Hòa Bình; tiến hành kiểm tra, cưỡng chế các trường hợp vi phạm Luật Đất đai gây bức xúc tại các xã Minh Cường, Tô Hiệu, Tiền Phong và Vân Tảo.
Cùng với việc kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, vừa qua huyện Thường Tín đã cho xây dựng bốn điểm công nghiệp làng nghề tập trung tránh gây ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư như Duyên Thái (sơn mài); Ninh Sở (mây tre đan); Tiền Phong (chăn ga gối đệm); và Vạn Điểm (Mộc).
"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề như cơ khí mộc ở Văn Tự; bánh dày, tiện ở Nhị Khê và một số làng nghề khác" - ông Lê Thanh Sơn cho biết thêm.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín đang trở thành vấn đề gây bức xúc dư luận.
Với 126 làng nghề gồm xấp xỉ 1,7 vạn gia đình đang tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các sản phảm chủ yếu như sơn mài, đồ mộc, điêu khắc..., mức độ ô nhiễm về không khí, tiếng ồn và nước ở Thường Tín đang ngày càng gia tăng, nhất là làng nghề truyền thống Thụy Ứng, xã Hòa Bình với việc chế biến xương, sừng, da, và tình trạng xả thải trực tiếp từ các xưởng chế biến ở đây đã làm ảnh hưởng xấu đến người dân ở khu vực phía nam Hà Nội.
Sau hơn 9 năm thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ -TTg về việc phê duyệt “kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”, đến nay, mới chỉ có 2 làng nghề trong tổng số 15 làng nghề thuộc Nghị định 64 xử lý triệt để ô nhiễm...
Nhằm tăng cường nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu cho cộng đồng, đặc biệt là các xã ven biển, một triệu thanh niên, sinh viên của 28 tỉnh, thành ven biển trên cả nước sẽ được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu trong vòng một năm tới.
Tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 24/4, tại Hà Nội, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch thường trực VCCI nhấn mạnh rằng, để đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần bổ sung các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Sau gần ba năm thực hiện quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam về quy hoạch ngắn hạn vùng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ven biển thuộc ba xã Bình Hải, Bình Dương và Bình Minh thuộc huyện Thăng Bình, với tổng diện tích 131,1ha đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nuôi trồng thủy sản.
Nhiều đô thị đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch khi mùa hè đến. Chỉ khoảng 70% dân số đô thị được cung cấp nước sạch, nhưng gần nửa trong số đó bị thất thoát do công nghệ lạc hậu.
Theo Báo cáo môi trường Quốc gia 2010 - Tổng quan môi trường Việt Nam, được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố ngày 10/6, tại Hà Nội, ô nhiễm môi trường hiện tiếp tục gia tăng, đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng.
Trong báo cáo "Biến đổi khí hậu, Nước và An ninh lương thực," công bố ngày 9/6, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ tác động nguy hiểm đến nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp trong những thập kỷ tới.
Hơn 4 năm kể từ khi Cty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Môi trường xanh Bảo Ngọc trúng thầu, mua lại nhà máy xử lý rác Tân Thành của Cty môi trường thuộc Sở TNMT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đến nay nhà máy vẫn đang gặp nhiều khó khăn, chưa có dấu hiệu sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011 như tiến độ đề ra.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.