Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2020: Xóa bỏ toàn bộ đường ngang dân sinh

Đây là một trong những nội dung chính điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông - vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo điều chỉnh quy hoạch này, VN sẽ phát triển mạng đường sắt đối ngoại liên kết với các cảng biển và các quốc gia có chung biên giới, thúc đẩy hội nhập quốc tế; nhanh chóng phát triển mạng đường sắt đô thị làm nòng cốt trong vận tải công cộng tại các thành phố lớn, trước mắt ưu tiên Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

 

Hình thành mạng lưới đường sắt hoàn chỉnh liên kết các trung tâm kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ đưa các tuyến đường sắt hiện tại vào cấp kỹ thuật bảo đảm khai thác hiệu quả hệ thống hiện có; từng bước chuyển đổi thống nhất khổ đường tiêu chuẩn 1.435mm trên toàn mạng và dần chuyển đổi từ sức kéo diesel sang sức kéo điện.

Đến năm 2020, giao thông - vận tải đường sắt chiếm tỷ trọng tối thiểu 13% về nhu cầu luân chuyển hành khách và 14% về luân chuyển hàng hóa trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông - vận tải. Giai đoạn đến năm 2030 đạt tỷ trọng 20% về nhu cầu luân chuyển hành khách, hàng hóa và 25% về nhu cầu vận chuyển hành khách tại các đô thị lớn. Theo quy hoạch, đến năm 2020, xóa bỏ toàn bộ các đường ngang dân sinh, xây dựng hệ thống đường ngang có phòng vệ, thiết lập hành lang chạy tàu an toàn trên toàn hệ thống với tốc độ 120km/h. Hoàn thành cải tạo, nâng cấp mạng đường sắt hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I. Phấn đấu hoàn thành xây dựng mới tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và Đồng Đăng-Hà Nội. Đến năm 2030, hoàn thành mạng đường sắt đô thị tại thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; cơ bản hoàn thành mạng đường sắt cao tốc Bắc -Nam; triển khai xây dựng mạng đường sắt Tây Nguyên, đường sắt nối các tỉnh ven biển đồng bằng Bắc Bộ và đường sắt đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Vốn dành cho toàn ngành Đường sắt để thực hiện các mục tiêu trên đến năm 2020 là 1.355.101 tỷ đồng và khoảng 1.054.979 tỷ đồng vào năm 2030.

 

(Theo TT // Diễn đàn doanh nghiệp)

Bài thuộc chuyên đề: Việt Nam: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

  • Xử lý ô nhiễm tại các làng nghề : Đường còn dài...
  • Thanh niên VN hành động ứng phó biến đổi khí hậu
  • Hàng ngàn hộ dân xã Thạch Kim “khát” nước sạch
  • Trồng 20ha rừng ngập mặn ven biển tại Sóc Trăng
  • Luật Môi trường: Cần một hành lang pháp lý rõ ràng
  • Gần 840 tỷ đồng tư vấn kỹ thuật tuyến đường sắt đô thị số 1
  • Nóng bỏng đất “đô thị nghĩa trang”
  • Giới thiệu các dự án qui hoạch phát triển đô thị của TP Cần Thơ trong “Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt - Pháp 2009”
  • Bức tranh siêu đô thị TP. HCM
  • Sống ở thành phố thật khó!
  • "Ngày không túi nilon" đầu tiên tại Việt Nam
  • Cồn cát ven biển - Hệ sinh thái cần được bảo vệ
  • Biến phế thải thành đô-la
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi