Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao Việt Nam chưa có tác phẩm kiến trúc lớn?

Theo tôi, cuộc thi kiến trúc hiện nay đã phần nào mang tính công chúng và phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, vì sao chúng ta chủ có tác phẩm kiến trúc đẹp, có chất lượng, mang tính quốc tế hay ít nhất là trong khu vực? Có lẽ, chúng ta nên bình tĩnh lại và xem xét đến một vài khía cạnh sau đây.

Một là: Tác phẩm dự thi sau khi có kết quả không thực sự đi vào thực tế. Các công trình đạt giải hay số lượng các kiến trúc sư có tên tuổi tham gia không nhiều, vì vậy kết quả đầu ra đã không như mong muốn. Lý giải cho điều này, tôi cho rằng có thể là do giá trị của giải thưởng không cao. Các tác phẩm dự thi chất xám đầu tư vào đó thấp nên kết quả cuộc thi đã không có nhiều lựa chọn. Vì vậy, tính ứng dụng vào thực tế thấp.

Hai là:

Tính chất của cuộc thi không mang tính giá trị cao nên không khuyến khích các công ty có chuyên gia giỏi tham gia. Các KTS chủ thực sự tôn trọng cuộc thi vì cuộc thi không gợi thêm cho họ được gì mà có khi lại mt thời gian, nhất là các KTS nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam hay các KTS có chuyên môn cao. Giá trị giải thưởng không xứng tầm thì việc họ tham gia là khó, nếu vậy thì chính chúng ta không tạn dụng được nguồn lực có sẵn để nâng tầm kiến trúc trong nước và lỡ một cơ hội quảng bá kiến trúc Việt Nam thông qua kênh này.

Ba là:

Khi tổ chức cuộc thi, nếu kết quả đạt tốt, chúng ta có tác phẩm đẹp nhưng khi ký thác để tiếp tục triển khai thì ngân sách đã cản trở mọi người tiếp tục thể hiện quyết tm của mình. Theo tôi, đây thực sự là một cản trở lớn cho kiến trúc Việt Nam khi bơi ra bể lớn là đấu trường Quốc tế. Jonh Uton (Ðan Mạch) khi thiết kế nhà hát Opera House của Sidney đã phải chấp nhận đấu tranh đến cùng để cho công trình hoàn thành theo ý đồ của mình. Và sau này, khi họp lại, hội đồng Thành phố Sidney đã phải công nhận: Chúng ta đã không làm hết khả năng của mình để hỗ trợ Jonh Uton hoàn thành tác phẩm của mình.

Thứ tư: Yếu tố không kém phần quan trọng là người tham gia thắng giải nhưng người có quyền đã dành quyền triển khai. Cuối cùng, nhiều KTS có năng lực tham gia họ cảm thấy bị thiệt thòi, bị đẩy ra khỏi tác phẩm đạt giải mang tên mình. Về mặt nhận thức, đây được xem là trở ngại lớn thứ hai sau tài chính. Nếu thực sự chúng ta quan tâm đến công chúng, quan tâm đến cảnh quan xã hội thì việc tổ chức các cuộc thi kiến trúc phải được dân chủ hơn, công bằng hơn và đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, những người có quyền sẽ cần có một tầm nhìn chiến lược dài hơn cho tương lai của xã hội. Chúng ta không thiếu các KTS giỏi, nhưng việc kêu gọi họ đem tài năng, tâm huyết cũng như chất xám cống hiến cho xã hội phải thông qua việc làm cụ thể để trân trọng sự đóng góp của họ cho xã hội. Không thể hô hào xuông mà có thể tìm người tài hay công trình kiến trúc đẹp. Nó cần những hành động thiết thực và hiệu quả. Ngay chính trong Hội KTS Việt Nam, tôi tin chúng ta vẫn có người giỏi để làm được điều này. Chỉ có điều chúng ta làm thế nào để tài năng ấy bộc lộ ra cho cả xã hội dùng. Ðó là điều mà chúng ta quan tâm nhất hiện nay.

Hi vọng, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam sẽ tiếp tục có những buổi thảo luận, các chuyên đề hay để cho Kiến trúc Việt Nam ngày càng có nhiều tác phẩm đẹp và có chất lượng đến với công chúng.

( theo báo xây dựng )

  • Xử lý ô nhiễm tại các làng nghề : Đường còn dài...
  • Thanh niên VN hành động ứng phó biến đổi khí hậu
  • Hàng ngàn hộ dân xã Thạch Kim “khát” nước sạch
  • Trồng 20ha rừng ngập mặn ven biển tại Sóc Trăng
  • Luật Môi trường: Cần một hành lang pháp lý rõ ràng
  • Năm 2020: Xóa bỏ toàn bộ đường ngang dân sinh
  • Gần 840 tỷ đồng tư vấn kỹ thuật tuyến đường sắt đô thị số 1
  • Nóng bỏng đất “đô thị nghĩa trang”
  • Giới thiệu các dự án qui hoạch phát triển đô thị của TP Cần Thơ trong “Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt - Pháp 2009”
  • Bức tranh siêu đô thị TP. HCM
  • Sống ở thành phố thật khó!
  • "Ngày không túi nilon" đầu tiên tại Việt Nam
  • Cồn cát ven biển - Hệ sinh thái cần được bảo vệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi