Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nuôi tôm sạch trên vùng đầm phá Tam Giang

 Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Huế hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ kinh phí giúp 24 hộ dân xã Quảng An nuôi tôm sạch bệnh bằng chế phẩm sinh học EM.


Ưu điểm của phương pháp nuôi tôm bằng chế phẩm EM là tạo môi trường sạch, chi phí thấp, tôm phát triển nhanh và hạn chế dịch bệnh, nhất là các bệnh đốm trắng, đầu vàng, phân trắng...

Đến nay tất cả các hồ nuôi tôm, với diện tích thả nuôi 15,25ha mặt nước, đều đã cho thu hoạch với năng suất 1,7 tạ/1000m2. Bình quân mỗi hồ nuôi lãi 25 triệu đồng, gấp gần 4 lần so với nuôi tôm theo phương thức truyền thống.

Trên cơ sở kết quả vụ nuôi vừa qua, từ vụ tới, huyện Quảng Điền sẽ khuyến khích bà con mở rộng diện tích nuôi tôm bằng chế phẩm EM trên diện tích khoảng 30ha, nhằm từng bước khắc phục tình trạng vùng nuôi tôm bị ô nhiễm trên địa bàn.

Vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai có diện tích khoảng 22.000 ha, với hệ sinh thái nước lợ đặc thù, thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Tuy nhiên, do phát triển ồ ạt, nghề nuôi tôm sú trên đầm phá phải đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, nhiều gia đình lao đao vì con tôm.

Thời gian qua, dự nợ cho vay nuôi tôm trên địa bàn các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền lên hơn 136 tỉ đồng; trong đó dự nợ quá hạn chiếm một phần không nhỏ. Có không ít người vay tiền nuôi tôm mất khả năng thanh toán, do nhiều vụ nuôi liên tiếp thua lỗ do dịch bệnh.

Để giải quyết tình trạng trên, ngoài việc ứng dụng chế phẩm EM nuôi tôm sạch, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang vận động người dân chuyển đổi từ nuôi tôm 2 vụ/năm thành một vụ để có điều kiện vệ sinh ao hồ, làm sạch đáy ao trước khi bước vào vụ thả nuôi mới.

Một số địa phương cũng hướng dẫn người dân nuôi xen ghép các loài thủy sản để tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện môi trường. Các địa phương còn đầu tư, liên kết trong việc xây dựng hạ tầng nuôi trồng, theo đó các ao nuôi liền kề phải có hệ thống xử lý nước thải, tránh thải trực tiếp nước ra môi trường làm lây lan dịch bệnh./.

Quốc Việt (Vietnam+)

 

  • Khả năng "đội" vốn một số công trình nông nghiệp
  • Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...
  • Giúp nông dân xử lý tuyến trùng cho cà phê tái canh
  • 5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam
  • Mất không 10.000 tỉ đồng/năm tiền phân u-rê
  • Phát triển khu nuôi trồng thủy sản tại Ba Vì
  • Vào cuộc “cứu” đất lúa
  • Những tỷ phú nông dân ở “Phủ Quốc”
  • Kích cầu nông nghiệp: Nhiều dự án đã chuyển động
  • Bắp lép… ép nông dân
  • Đủ chuẩn thức ăn gia súc?
  • Rừng thông Đắk Đoa đang dần biến mất
  • Thêm 20 cầu yếu được đầu tư từ nguồn dự án tín dụng ngành GTVT
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi